Tranh chấp hợp đồng là sự mâu thuẫn hoặc bất đồng về ý kiến giữa các bên tham gia thỏa thuận hợp đồng. Đây được coi là một trong những vấn đề xảy ra ngoài ý muốn. Ngoài ra việc tranh chấp cũng được coi là điều không thể tránh khỏi và khó giải quyết đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp trẻ chưa có kinh nghiệm.
Trong hợp đồng ký kết giữa hai bên có khá nhiều vấn đề có thể xảy ra tranh chấp. Vậy tranh chấp hợp đồng thực chất là gì và các yếu tố nào tạo nên việc tranh chấp? Và nếu xảy ra thì làm sao để giải quyết chúng một cách nhanh chóng?
Qua bài phân tích dưới đây, NewCA sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu câu trả lời cho những thắc mắc ở trên nhé!
>>> Xem thêm: Tìm hiểu về hóa đơn điện tử tại NewCA
Mục lục
Thế nào là tranh chấp hợp đồng?
Tranh chấp hợp đồng là những vấn đề, xung đột, bất đồng ở các bên về việc không thực hiện quyền và nghĩa vụ được thỏa thuận ở trong hợp đồng. Vậy các yếu tố nào tạo nên việc tranh chấp hợp đồng?
#1. Các yếu tố tạo nên tranh chấp hợp đồng
Một số yếu tố được cho là có ảnh hưởng đến việc tranh chấp hợp đồng như:
- Hợp đồng đôi bên: thỏa thuận dưới nhiều hình thức khác nhau (văn bản, miệng, hành vi). Cần xem xét và xác định có hình thành mối quan hệ hay không giữa đôi bên hay không.
- Một trong các bên vi phạm trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ thỏa thuận trong hợp đồng.
- Bất đồng ý kiến trong việc vi phạm và xử lý hậu quả sau khi vi phạm. Đây là yếu tố thường xuyên dẫn đến việc tranh chấp hợp đồng.
#2. Đặc điểm của tranh chấp hợp đồng là gì?
Tranh chấp hợp đồng luôn đi đôi với lợi ích của bên tranh chấp. Đặc biệt, ở tranh chấp thì bên chủ thể có quyền cao nhất sẽ định đoạt giải quyết tranh chấp, trừ trường hợp hợp đồng có ảnh hưởng tới lợi ích của nhà nước. Do đó cách để giải quyết tranh chấp nhanh nhất là nguyên tắc thỏa thuận trong sự tự nguyện, bình đẳng.
Một số trường hợp tranh chấp hợp đồng thường xuất hiện
Thông thường giữa các doanh nghiệp hoặc khách hàng cá nhân sẽ gặp tranh chấp hợp đồng lao động hoặc kinh doanh, dịch vụ. Ngoài ra cũng còn các loại tranh chấp khác, nhưng phổ biến nhất vẫn là 3 loại tranh chấp này:
Phân loại tranh chấp | Nguyên nhân tranh chấp | Liên quan tranh chấp |
Hợp đồng lao động | Tranh chấp cá nhân. | Người lao động với:Người sử dụng lao động.Doanh nghiệp đưa người đi làm việc ở nước ngoài.Người lao động thuê lại – người sử dụng lao động. |
Tranh chấp tập thể. | Quyền lợi của một hay nhiều tổ chức đại diện cho người lao động với một hoặc nhiều tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động. | |
Hợp đồng dịch vụ | Về việc yêu cầu thanh toán phí dịch vụ. | Không thanh toán đúng/ đủ như trong hợp đồng.Đòi bồi thường vì không cung cấp dịch vụ như trong hợp đồng. |
Về việc yêu cầu tuyên bố vô hiệu hợp đồng. | Bên cung ứng không có năng lực .Các bên thực hiện hợp đồng nhưng vi phạm pháp luật. | |
Hợp đồng kinh doanh | Đơn khởi kiện đòi nợ của cá nhân/ Thanh toán theo thỏa thuận. | Bù trừ công nợ, bảo hành.Phát sinh khoản phạt, lãi suất quá hạn của nợ ban đầu. |
Liên quan biện pháp trong việc đảm bảo các bên thực hiện hợp đồng. | Tài sản thế chấp.Bảo lãnh ngân hàng. | |
Nghĩa vụ sau hợp đồng. | Bảo trì sản phẩm. |
Các phương án dùng để giải quyết tranh chấp hợp đồng
Các phương án được để ra trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng bao gồm:
#1. Phương án 1: Thương lượng giữa các bên.
Đây là phương án các bên của hợp đồng cần bàn bạc cùng nhau để tháo gỡ những khúc mắc. Là cách giải quyết nhanh chóng nhất vì chúng không bị ràng buộc bởi thủ tục pháp lý và cũng không mất quá nhiều chi phí. Ngoài ra cách này sẽ giúp làm tổn hại tới mối quan hệ hai bên ít nhất có thể và bí mật kinh doanh cũng không bị tiết lộ. Tuy nhiên đôi bên phải trung thực và có tinh thần hợp tác thì mới có thể thực hiện được phương án này vì chúng không cần sự giải quyết của bên thứ 3.
#2. Phương án 2: Hòa giải.
Khác với thương lượng, hòa giải là phương thức sử dụng sự hỗ trợ của bên thứ ba. Bên thứ 3 sẽ đóng vai trò làm người trung gian nhằm mục đích thuyết phục, hỗ trợ hòa giải các tranh chấp hợp đồng. Cũng tương tự với thương lượng, chi phí cho phương án này cũng không quá tốn kém và bí mật kinh doanh cũng được giữ. Tuy nhiên nếu phương án này thất bại thì chi phí tốn kém sẽ bổ sung thêm trong hợp đồng. Đôi khi cũng có bên lợi dụng phương án này để hoãn việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng.
#3. Phương án 3: Trọng tài.
Nếu không sử dụng được hai phương án trên, hãy tìm kiếm trọng tài để giải quyết tranh chấp. Đặc biệt trọng tài phải là người có kinh nghiệm và có đủ kiến thức về vấn đề tranh chấp đó. Do đó đôi bên phải thực hiện theo phán quyết của trọng tài. Tuy nhiên nhược điểm của phương án này đó là trọng tài không đại diện cho tư pháp nhà nước nên tính cưỡng chế thi hành các phán quyết khá hạn chế. Vì thế phương án này cần sự tự giác của đôi bên.
#3. Phương án 4: Tòa án.
Đây là phương án cuối cùng mang tính nghiêm ngặt. Tòa án là nơi đại diện cho quyền lực tư pháp của nhà nước nên tính cưỡng chế thi hành là bắt buộc. Ở phương án này thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng khá kéo dài vì nhiều thủ tục. Việc giải quyết cũng theo trình tự nên các bên tác động vào là điều khó có thể xảy ra. Tuy vậy nhưng chi phí tốn kém so với phương án 3 lại thấp hơn.
Hy vọng bài cung cấp thông tin về việc tranh chấp hợp đồng và cách để giải quyết chúng đủ chi tiết để khách hàng hoặc các doanh nghiệp hiểu rõ. Nếu các doanh nghiệp hoặc khách hàng có nhu cầu muốn sử dụng hợp đồng thì có thể đến với NewCA để được tư vấn. Mọi thắc mắc hoặc vấn đề khó khăn, khách hàng vui lòng 1900 2066 để được giải đáp nhé!
Tóm lược nội dung
Tranh chấp hợp đồng là gì?
Tranh chấp hợp đồng là những vấn đề, xung đột, bất đồng ở các bên về việc không thực hiện quyền và nghĩa vụ được thỏa thuận ở trong hợp đồng.
Các phương án dùng để giải quyết tranh chấp hợp đồng
Phương án 1: Thương lượng giữa các bên
Phương án 2: Hòa giải
Phương án 3: Trọng tài
Phương án 4: Tòa án
CÔNG TY CỔ PHẦN NEWCA
- Tổng đài CSKH: 1900 2066
- Hotline: 0936 208 068
- Website: https://newca.vn/