Khi người lao động không may gặp phải những tai nạn rủi ro hay bệnh nghề nghiệp, doanh nghiệp cần có trách nhiệm tài chính như thế nào? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để nắm thêm thông tin!
Mục lục
5 trách nghiệm tài chính của doanh nghiệp
Trách nhiệm tài chính của doanh nghiệp khi người lao động gặp rủi ro là điều mà bất kể ai đều cần nắm rõ. Lưu ý ngay 5 điều sau đây:
(1) Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động; đồng thời, phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bị bệnh nghề nghiệp.
(2) Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động – xem chi tiết tại công việc “Lập hồ sơ giám định suy giảm khả năng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp”;
(3) Thanh toán các chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bị bệnh nghề nghiệp; cụ thể như sau:
– Đối với người lao động có tham gia bảo hiểm y tế thì thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả;
– Đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế thì thanh toán toàn bộ chi phí y tế;
– Đối với những trường hợp được doanh nghiệp giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà có kết luận mức suy giảm là dưới 5% thì thanh toán phần phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
Đồng thời, trả đủ tiền lương cho người lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động.
(4) Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người; thì doanh nghiệp phải thực hiện bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động.
(5) Cuối cùng, doanh nghiệp phải sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động hoặc bị bệnh nghề nghiệp tiếp tục làm việc sau khi điều trị, phục hồi chức năng.
Lời kết
Hy vọng bài viết của NewCA đã cung cấp cho các bạn những thông tin đầy đủ và cập nhật nhất về trách nhiệm tài chính của doanh nghiệp khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Hãy tiếp tục theo dõi website và fanpage NewCA để cập nhật nhiều bài viết chuyên ngành nhé!
Đọc thêm các bài viết liên quan tại: http://newca.vn
CÔNG TY CỔ PHẦN NEWCA
- Tổng đài CSKH: 1900 2066
- Hotline: 0936 208 068
- Website: https://newca.vn/