Thủ tục đóng bảo hiểm cho người lao động nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong công việc. Đây là thủ tục đóng bảo hiểm không phải ai cũng nắm rõ được quy trình thực hiện.
Vậy thủ tục đóng bảo hiểm cho người lao động cần những gì? Thủ tục đóng bảo hiểm cho người lao động như thế nào? Cùng NewCA tìm hiểu ngay sau đây.
Mục lục
Để đóng bảo hiểm cần những điều kiện gì?
Việc đóng bảo hiểm lao động phải dựa trên hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động (doanh nghiệp) và người lao động (nhân viên). Thời điểm ký hợp đồng lao động là thời điểm bắt đầu đóng bảo hiểm lao động, mức lương trong hợp đồng lao động là căn cứ để xác định mức đóng bảo hiểm cho mỗi người. Do đó, để được đóng bảo hiểm, người sử dụng lao động (doanh nghiệp) và người lao động (nhân viên) trước hết cần ký kết hợp đồng lao động.
Theo quy định của pháp luật thì hợp đồng có thời hạn từ đủ trên 1 tháng mới được đóng bảo hiểm. Do đó, để đóng bảo hiểm thì người lao động và người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động có thời hạn đủ trên 1 tháng trở lên.
Thủ tục đóng bảo hiểm cho người lao động dành cho doanh nghiệp
Thủ tục đóng bảo hiểm cho người lao động cần có 3 bước sau:
- Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội, người lao động có thể nộp trực tiếp hoặc nộp qua hệ thống các phần mềm liên kết với cơ quan bảo hiểm (Đối với hình thức nộp qua hệ thống thì cơ quan, đơn vị cần có chữ ký số)
- Bước 2: Sau khi nhận được sổ BHXH và thẻ BHYT, doanh nghiệp sẽ đóng bảo hiểm vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH theo mức đóng và phương thức đóng đã đăng ký trước đó.
- Bước 3: Doanh nghiệp sẽ nhận kết quả về thủ tục đóng bảo hiểm cho người lao động bao gồm: Sổ BHXH và thẻ BHYT.
Hồ sơ về thủ tục đóng bảo hiểm cho người lao động
Muốn đóng bảo hiểm lao động, các doanh nghiệp cần nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan bảo hiểm bao gồm:
- Tờ khai tham gia của từng người lao động, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Tờ khai doanh nghiệp tham gia bảo hiểm, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).
- Danh sách người lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS).
- Bảng kê khai đầy thông tin về người lao động (Mẫu D01-TS).
Phương thức đóng bảo hiểm cho người lao động như thế nào?
Về vấn đề phương thức đóng bảo hiểm gồm đóng theo tháng, đóng 3 hay 6 tháng và đóng theo địa bàn.
- Đóng theo tháng: Hằng tháng, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng, doanh nghiệp sẽ trích tiền đóng bảo hiểm trên mức tiền lương tháng của những người lao động tham gia đóng bảo hiểm. Việc đóng bảo hiểm của từng người lao động phải đúng theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan bảo hiểm mở tại ngân hàng.
- Đóng 03 tháng hay 06 tháng: Doanh nghiệp sẽ trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đóng theo phương thức hằng tháng hoặc 03 tháng, 06 tháng một lần. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ đóng bảo hiểm.
- Đóng theo địa bàn: Đơn vị tại trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng bảo hiểm tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh đã đưa ra. Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì phải đóng bảo hiểm cho người lao động tại địa bàn đó hoặc đóng tại Công ty mẹ.
Vì sao phải làm thủ tục đóng bảo hiểm cho người lao động?
Đóng bảo hiểm là quyền lợi của người lao động khi làm việc tại cơ quan, doanh nghiệp hay tổ chức trong một thời gian nhất định. Khi đóng bảo hiểm, người lao động sẽ được hưởng các chế độ như ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất… Do đó, người lao động phải yêu cầu doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội cho mình khi đủ điều kiện.
Việc đóng bảo hiểm cho người lao động để thể hiện rằng doanh nghiệp muốn gắn bó lâu dài với người lao động. Bởi khi đó, người lao động được đảm bảo các quyền lợi cơ bản của mình trong doanh nghiệp nên sẽ cống hiến hết sức cho công ty.
Đóng bảo hiểm cho người lao động là nghĩa vụ của doanh nghiệp với người lao động và với cơ quan bảo hiểm. Nếu doanh nghiệp vi phạm các quy định về đóng bảo hiểm cho người lao động thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 500.000 – 1.000.000 VNĐ đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với doanh nghiệp về việc không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định
- Phạt tiền từ 18 – 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản về vi phạm hành chính, nhưng tối đa không vượt quá 75.000.000 VNĐ đối với doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho tất cả người lao động của công ty thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không nặng đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Phạt tiền từ 50.000.000 – 75.000.000 VNĐ đối với doanh nghiệp có hành vi trốn tránh việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hy vọng qua bài viết trên đây của NewCA, bạn đã hiểu rõ hơn về thủ tục đóng bảo hiểm cho người lao động. Thủ tục và hồ sơ cần chuẩn bị đóng bảo hiểm cho người lao động không quá khó. Tuy nhiên, bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và điền đúng thông tin để việc báo tăng thành công.
Công Ty Cổ Phần NewCA
- Tổng đài CSKH: 1900 2066
- Hotline: 0936 208 068
- Website: https://newca.vn/