Đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận về văn bản về sự ra đời của chủ thể kinh doanh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đây được xem là một trong những bước bắt buộc trong quá trình thành lập doanh nghiệp. Vậy thủ tục đăng ký kinh doanh thực hiện như thế nào? Cùng NewCA tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Các hình thức đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
Đăng ký kinh doanh là một trong những nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với cơ quan nhà nước trong vấn đề quản lý và điều hành doanh nghiệp. Hiện nay có rất nhiều hình thức đăng ký kinh doanh, khi tiến hành làm thủ tục đăng ký kinh doanh, chủ thể kinh doanh có thể lựa chọn hình thức đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp sao cho phù hợp, cụ thể:
- Đăng ký theo hình thức kinh doanh cá nhân để thực hiện kê khai thuế cho thu nhập từ các khoản kinh doanh, sản xuất.
- Đăng ký kinh doanh theo hình thức BBC (Dạng hợp đồng hợp tác kinh doanh)
- Đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể
- Đăng ký kinh doanh theo hình thức thành lập hợp tác xã
- Đăng ký kinh doanh theo hình thức thành lập doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH một thành viên, TNHH hai thành viên trở nên, công ty cổ phần, công ty hợp danh
Mỗi hình thức đăng ký kinh doanh sẽ có các ưu điểm và nhược điểm riêng, tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh, số vốn pháp định, quy mô doanh nghiệp mà chủ thể kinh doanh có thể lựa chọn hình thức đăng ký kinh doanh sao cho phù hợp.
Đặc biệt, đối với các cá nhân nước ngoài, trong trường hợp muốn đăng ký kinh doanh thì sẽ được lựa chọn một trong hai hình thức sau:
- Đăng ký theo hình thức thành lập công ty
- Đăng ký theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh BBC
Hồ sơ cần chuẩn bị khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh
Đối tượng của đăng ký kinh doanh là các chủ thể kinh doanh, vậy nên khi thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh, các chủ thể kinh doanh cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ sau:
- Hộ chiếu hoặc CCCD của cá nhân kinh doanh (Với trường hợp đăng ký kinh doanh đối với hộ cá thể, chủ thể kinh doanh cần chuẩn bị thêm CMND cũ để cơ quan có thể đối chiếu và xác nhận thông tin)
- Bản sao có công chứng của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Lưu ý: Doanh nghiệp phải có mã số doanh nghiệp trên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia)
- Bản sao công chứng của các giấy tờ như: Giấy phép hoạt động, điều lệ hoạt động của doanh nghiệp
Thời gian đăng ký kinh doanh
Khi thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh, chủ thể kinh doanh sẽ cần phải đợi hồ sơ được duyệt trong thời gian từ 3 – 5 ngày tùy thuộc vào hình thức và loại hình đăng ký, cụ thể:
- Hộ kinh doanh: Với hình thức kinh doanh hộ kinh doanh, thời gian nhanh nhất để hoàn thiện hồ sơ là 3 ngày, chủ thể kinh doanh có thể tiến hành đăng ký theo phương thức trực tuyến haowjc nộp trực tiếp tại đơn vị cơ quan có thẩm quyền.
- Hợp tác xã: Thời gian xử lý hồ sơ là 5 ngày, chủ thể kinh doanh có thể đăng ký trực tuyến hoặc trực tiếp
- Các loại hình doanh nghiệp (Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên, cong ty TNHH hai thành viên trở nên, công ty cổ phần, công ty hợp danh): Hồ sơ xử lý trong vòng 3 ngày , chủ thể kinh doanh có thể đăng ký trực tuyến hoặc trực tiếp
Mức phạt đối với trường hợp không làm thủ tục đăng ký kinh doanh
Đăng ký kinh doanh được xem là một trong những thủ tục bắt buộc để chủ thể kinh doanh được đảm bảo về mặt pháp lý trước cơ quan nhà nước. Trong trường hợp các chủ thể doanh nghiệp không thực hiện đăng ký kinh doanh, tùy từng mức độ sẽ có các mức phạt khác nhau, cụ thể:
- Phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động không đúng địa điểm, trụ sở kinh doanh được đăng ký trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng đối với các hộ cá thể thực hiện hoạt động kinh doanh nhưng không có giấy phép đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật
- Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 vnđ đối với các doanh nghiệp, công ty không có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và không đăng ký thành lập công ty theo quy định.
- Phạt tiền từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng đối với các doanh nghiệp có hành vi cố ý hoạt động kinh doanh trong thời gian bị đình chỉ hoạt động kinh doanh hoặc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Đặc biệt, đối với các ngành nghề kinh doanh, đầu tư có điều kiện thì nếu vi phạm các điều trên sẽ áp dụng mức phạt gấp đôi.
Tóm tắt bài viết
Các hình thức đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
1. Đăng ký theo hình thức kinh doanh cá nhân để thực hiện kê khai thuế cho thu nhập từ các khoản kinh doanh, sản xuất.
2. Đăng ký kinh doanh theo hình thức BBC (Dạng hợp đồng hợp tác kinh doanh)
3. Đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể
4. Đăng ký kinh doanh theo hình thức thành lập hợp tác xã
5. Đăng ký kinh doanh theo hình thức thành lập doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH một thành viên, TNHH hai thành viên trở nên, công ty cổ phần, công ty hợp danh
Hồ sơ cần chuẩn bị khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh
Khi thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh, các chủ thể kinh doanh cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ sau:
– Hộ chiếu hoặc CCCD của cá nhân kinh doanh (Với trường hợp đăng ký kinh doanh đối với hộ cá thể, chủ thể kinh doanh cần chuẩn bị thêm CMND cũ để cơ quan có thể đối chiếu và xác nhận thông tin)
– Bản sao có công chứng của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Lưu ý: Doanh nghiệp phải có mã số doanh nghiệp trên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia)
– Bản sao công chứng của các giấy tờ như: Giấy phép hoạt động, điều lệ hoạt động của doanh nghiệp
Kết luận
Trên đây là một số lưu ý trong quá trình làm thủ tục đăng ký kinh doanh mà NewCA muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng những thông tin mà NewCA cung cấp sẽ hữu ích cho quá trình thành lập và hoạt động của doanh nghiệp. Nếu có bất cứ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay với NewCA qua số hotline: 0936 208 068 để được giải đáp nhanh chóng nhất!
CÔNG TY CỔ PHẦN NEWCA
- Tổng đài CSKH: 1900 2066
- Hotline: 0936 208 068
- Website: https://newca.vn/