Lao động nữ đang mang bầu hoặc có thời gian dự sinh trong năm 2023 sẽ được hưởng chế độ thai sản thế nào khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội năm 2023? Cùng NewCA tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Ai sẽ được hưởng chế độ thai sản năm 2023?
Có 6 nhóm đối tượng người lao động được áp dụng hưởng chế độ thai sản khi tham gia đóng BHXH theo Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, cụ thể:
- Người lao động có hợp đồng lao động có hạn/ không xác định thời hạn/ hợp đồng mùa/ đang làm công việc nhất định có thời hạn đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng;
- Người lao động có hợp đồng lao động thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Người lao động có trình độ chuyên môn đang làm việc trong Quân đội nhân dân/Công an nhân dân, không thuộc diện phong quân hàm, người làm công tác khác trong các tổ chức cơ yếu;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong quân đội nhân dân/công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- Quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành HTX có hưởng tiền lương.
Điều kiện về người lao động hưởng chế độ thai sản
- Lao động nữ mang thai
- Lao động nữ sinh con
- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi
- Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản
- Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con
Điều kiện về thời gian đóng BHXH để hưởng chế độ thai sản
Rất nhiều người lao động có chung một câu hỏi về việc thời gian đóng BHXH trong bao lâu thì mình sẽ được hưởng chế độ thai sản. Theo đó người lao động muốn được hưởng chế độ thai sản phải đáp ứng 2 điều kiện sau:
- Người lao động quy định tại các điểm 2,3,4 phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
- Người lao động quy định tại điểm 2 đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Tóm lại, người lao động nếu đủ điều kiện về quy định đối tượng được hưởng chế độ thai sản và điều kiện về thời gian đóng BHXH kể trên thì có thể làm hồ sơ hưởng thai sản theo đúng quy định. Nếu chỉ đáp ứng được 1 trong 2 điều kiện trên thì sẽ không được hưởng chế độ thai sản.
Mức hưởng chế độ thai sản khi sinh con
Công thức tính mức hưởng chế độ thai sản đối người người lao động khi sinh con như sau:
Mức hưởng = T x Mức bình quân tiền lương đóng BHXH |
Trong đó:
- T: Thời gian (tính theo tháng) hưởng chế độ thai sản khi sinh con
Theo quy định tại Khoản 1 điều 34 Luật BHXH 2014 thì lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con 6 tháng.
Đối với người lao động sinh đôi trở lên, cứ mỗi con thì người mẹ sẽ được cộng thêm 1 tháng nghỉ.
- Mức bình quân tiền lương đóng BHXH làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản được hiểu là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Với trường hợp thời gian đóng BHXH không liên tục thì được cộng dồn.
Mức trợ cấp một lần khi sinh con là bao nhiêu?
Theo điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, đối với lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì được hưởng trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Với trường hợp sinh con nhưng chỉ có người bố tham gia BHXH thì bố sẽ được nhận khoản tiền này.
Từ ngày 1/7/2023, mức lương cơ sở đã tăng từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng/ tháng, đồng nghĩa với việc người lao động sẽ hưởng lên tới 3,6 triệu đồng cho mức trợ cấp một lần.
Mức trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khoẻ sau sinh
Theo quy định tại Điều 41 của Luật Bảo hiểm xã hội quy định: Trong 30 ngày đầu quay lại làm việc sau thời gian nghỉ thai sản, nếu như sức khoẻ của lao động nữ chưa tốt thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong thời gian 05 đến 10 ngày (tối đa 05 ngày cho trường hợp sinh thường, tối đa 07 ngày cho trường hợp sinh mổ, tối đa 10 ngày cho trường hợp sinh đôi).
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ người lao động sẽ được hưởng mức trợ cấp mỗi ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Với mức lương cơ sở được tăng lên 1,8 triệu đồng/ tháng từ ngày 01/7/2023, người lao động sẽ được nhận các mức trợ cấp dưỡng sức là 2,7 triệu đồng – 3,78 triệu đồng – 5,4 triệu đồng tương ứng với 5 ngày nghỉ – 7 ngày nghỉ – 10 ngày nghỉ.
Các bước nộp thủ tục hưởng chế độ thai sản 2023
Có 3 bước người lao động cần làm để được hưởng chế độ thai sản. Cụ thể:
- Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản
Trong vòng 45 ngày trước khi quay trở lại làm việc, người lao động chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động.
Với trường hợp người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động trước khi sinh hoặc nhận con nuôi thì người lao động sẽ nộp hồ sơ và xuất trình sổ BHXH cho cơ quan BHXH.
- Bước 2: Chờ xét duyệt
Theo đó khi người lao động nộp đủ hồ sơ hưởng chế độ thai sản thì sẽ chờ để cơ quan BHXH xử lý hồ sơ. Thời gian chờ sẽ được tính kể từ khi cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động và 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ từ người lao động thôi việc trước khi sinh hoặc nhận con nuôi.
- Bước 3: Nhận chi trả từ cơ quan BHXH
Tối đa trong vòng 20 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, người lao động sẽ nhận được thông báo quyết định chi trả của cơ quan BHXH. Nếu như hồ sơ nộp không giải quyết thì cơ quan BHXH phải trả lời bằng văn bản cụ thể và nêu rõ lý do.
Người lao động sẽ được nhận chi trả từ cơ quan bảo hiểm xã hội sau khi nhận được thông báo chi trả, thời gian nhận tối đa 20 ngày kể từ khi cơ quan bảo hiểm xã hội nhận hồ sơ hợp lệ.
Kết luận
Toàn bộ bài viết trên đã được NewCA tổng hợp chi tiết thông tin cần thiết nhất về chế độ thai sản cập nhật năm 2023. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được cho người lao động còn thắc mắc về chế độ thai sản khi tham gia BHXH.
Công Ty Cổ Phần NewCA
- Tổng đài CSKH: 1900 2066
- Hotline: 0936 208 068
- Website: https://newca.vn/