Trong nền kinh tế, thuế là nguồn thu của ngân sách nhà nước và tác động đến lớn các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng. Thuế GTGT là một trong những sắc thuế có phạm vi tác động lớn nhất mà người tiêu dùng là đối tượng phải chi trả thông qua quá trình mua sắm và sử dụng dịch vụ. Để hiểu hơn về vấn đề này, NewCA sẽ giới thiệu với bạn chi tiết về hai phương pháp tính thuế GTGT.
Mục lục
Thuế GTGT (VAT) là gì? Đối tượng chịu thuế?
Khái niệm: Theo quy định tại Điều 2 Luật số 13/2008/QH12, thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Đối tượng chịu thuế VAT:
- Là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh trong nước.
- Các loại hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu về phần mềm kế toán tại NewCA
Hai phương pháp tính thuế GTGT
Hiện nay, các doanh nghiệp thường sử dụng một trong hai phương pháp tính thuế GTGT:
- Theo phương pháp trực tiếp.
- Theo phương pháp khấu trừ.
Mỗi phương pháp tính thuế GTGT sẽ có sự khác nhau. Tùy thuộc vào đặc điểm của từng doanh nghiệp mà lựa chọn phương pháp tính thuế GTGT phù hợp.
Phương pháp khấu trừ
Đối tượng áp dụng:
- Cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện đầy đủ theo quy định về chế độ kế toán.
- Doanh thu 1 tỷ đồng/năm.
Chú ý: Trường hợp cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp có doanh thu hàng năm dưới 1 tỷ đồng nhưng thực hiện đầy đủ các chế độ kế toán theo quy định tự nguyện đăng ký áp dụng phương pháp tính GTGT khấu trừ thì vẫn được phép áp dụng.
Công thức tính thuế GTGT (VAT) theo phương pháp khấu trừ:
Thuế GTGT (VAT) cần nộp = Thuế GTGT (VAT) đầu ra – Thuế GTGT (VAT) đầu vào
Trong đó:
- Thuế GTGT đầu ra là tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ tính thuế biểu hiện trên hóa đơn GTGT.
- Thuế GTGT đầu vào là tổng số thuế GTGT được ghi trên hóa đơn mua, số thuế GTGT ghi trên giấy nộp tiền thuế GTGT nhập khẩu của hàng nhập khẩu hay giấy nộp tiền thuế GTGT thay cho phía nước ngoài.
Ví dụ: Doanh nghiệp B vào quý I năm 2021 có tổng số thuế GTGT đầu ra thể hiện trên hóa đơn GTGT là 25 triệu đồng, tổng số thuế GTGT đầu vào thể hiện trên hóa đơn là 15 triệu đồng.
Cách tính thuế GTGT (VAT) theo phương pháp khấu trừ
Số thuế GTGT phải nộp quý I năm 2021 = 25 triệu – 15 triệu = 10 triệu đồng.
Phương pháp trực tiếp
Trong phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp còn được chia làm 2 loại:
- Tính trực tiếp trên GTGT.
- Tính trực tiếp trên doanh thu.
Tính trực tiếp trên GTGT
Đối tượng áp dụng: Là cơ sở kinh doanh hoạt động trên các lĩnh vực như chế tác, thiết kế, mua bán vàng/ bạc/ đá quý.
Công thức tính thuế GTGT:
Thuế giá trị gia tăng phải nộp = Giá trị gia tăng * Thuế suất
Trong đó:
- Thuế suất: theo quy định của pháp luật hiện hành là 10%
- Giá trị gia tăng = Giá bán ra cho người tiêu dùng – Giá mua vào tương ứng
Ví dụ:
Một chiếc nhẫn vàng có giá mua là 3 triệu đồng, bán ra 5 triệu đồng.
Số thuế GTGT phải nộp = (5 – 3) * 10% = 0.2 triệu đồng.
Tính trực tiếp trên doanh thu
Đối tượng áp dụng:
- Các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ đồng/ năm (trừ trương hợp đã tự nguyện đăng ký tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ).
- Các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập (trừ trường hợp đã đăng ký tự nguyện).
- Các cá nhân, tổ chức hoạt động tại Việt Nam nhưng không thành lập tư cách pháp nhân.
- Các đơn vị kinh doanh là cá nhân hay hộ gia đình.
- Tổ chức nước ngoài không thực hiện hoặc thực hiện nhưng không đầy đủ chế độ kế toán của Việt Nam (trừ trường hợp đang hoạt động trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, phát triển dầu khí).
- Những tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp hay hợp tác xã (trừ trường hợp đã đăng ký nộp thuế VAT theo khấu trừ).
Công thức tính thuế GTGT
Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu * Tỷ lệ tính thuế
Trong đó:
- Doanh thu: là tổng số tiền mà cơ sở kinh doanh thu được từ việc bán hàng hóa, dịch vụ được ghi trên hóa đơn GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, tính luôn khoản phụ thu, phí thu phát sinh thêm.
- Tỷ lệ tính thuế:
1% – Mua bán hàng hóa, thương mại
5% – Xây dựng không cung cấp nguyên vật liệu, dịch vụ không kèm hàng hóa.
3% – Xây dựng có cung cấp nguyên vật liệu, sản xuất, giao thông vận tải, cung ứng dịch vụ có kèm hàng hóa.
2% – Hoạt động khác.
Ví dụ:
Doanh nghiệp B có tổng doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý vào quý I năm 2022 là 500 triệu đồng.
Vậy, số thuế GTGT quý I năm 2022 = 500 * 5% = 25 triệu đồng.
Từ những thông tin mà NewCA cung cấp trên đây, hy vọng rằng bạn đã nắm bắt được hai phương pháp tính thuế GTGT đúng theo quy định hiện hành. Trong quá trình thực hiện, nếu có thắc mắc nào, đừng quên liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.
Công Ty Cổ Phần NewCA
- Tổng đài CSKH: 1900 2066
- Hotline: 0936 208 068
- Website: https://newca.vn/