Tưởng như đơn giản nhưng rất nhiều người còn nhầm lẫn trong việc đặt dấu thanh khi sử dụng tiếng Việt. Dưới đây là một số quy tắc khi đặt dấu thanh bạn đọc cần chú ý để tránh bị nhầm lẫn trong quá trình soạn thảo văn bản.
Mục lục
Nguồn gốc quy tắc đặt dấu thanh trong tiếng Việt
Mặc dù có đến 5 dấu thanh trong tiếng Việt, tuy nhiên bạn đã tự hỏi chúng đến từ đâu và ai đã nghĩ ra tiếng Việt hay không? Nguồn gốc thủy tổ của tiếng Việt xuất thân đó là chữ quốc ngữ. Loại chữ này được đưa vào nước ta nhằm thay thế cho việc sử dụng chữ Hán có từ lâu đời. Người có công nhất trong việc truyền thụ và quảng bá loại chữ quốc ngữ này đó là một giáo sĩ có tên Alexandre de Rhodes. Ông là người đã soạn ra quyển từ điển dịch tiếng An Nam, Bồ Đào Nha và La-Tinh để sử dụng cho các nước thuộc địa và đế quốc. Đây cũng là cách giúp nước ta thoát ra khỏi ảnh hưởng từ Trung Quốc và tự phát triển nên bộ ngôn ngữ của riêng mình.
Có 5 loại dấu thanh trong tiếng Việt bao gồm:
- Dấu huyền ( ` )
- Dấu sắc ( ´ )
- Dấu hỏi ( ? )
- Dấu ngã ( ~ )
- Dấu nặng ( . )
- Ngoài ra còn thanh ngang (không dấu), tuy nhiên chúng ta sẽ không đề cập tới thanh ngang ở đây.
3 trong số 5 loại dấu này đã được Alexandre de Rhodes lấy từ tiếng Hy Lạp cổ, còn lại dấu ( ? ) được lấy từ tiếng La tinh hoặc châu Âu. Dấu nặng ( . ) bản chất chính là một chữ trong tiếng Hy Lạp. Vậy nên mà tiếng Việt của chúng ta mới có 5 dấu thanh như ngày hôm nay sau khi trải qua các công cuộc thay đổi về ngôn ngữ, mặc dù cha đẻ của tiếng Việt là một người nước ngoài.
Qua nhiều quá trình cải cách ngôn ngữ mà tiếng Việt của chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn về ngữ nghĩa. Tuy có nhiều sự tranh luận sau cùng về cách đặt dấu thanh trong tiếng Việt nhưng mà quy tắc đặt dấu thanh là hoàn toàn không đổi và được giữ nguyên đến ngày nay để phục vụ mục đích dạy và học cho học sinh. Các bạn có thể tìm hiểu về quy tắc đặt dấu thanh trong Tiếng Việt ngay sau đây.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu về hóa đơn điện tử tại NewCA
Quy tắc đặt dấu thanh trong tiếng Việt
Việc đặt dấu thanh được thực hiện theo Điều 8 của Quy định kèm theo Quyết định 1989/QĐ-BGDĐT ngày 25/5/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định về chính tả trong chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Cụ thể về quy tắc đặt dấu thanh trong tiếng Việt như sau:
1. Với những âm tiết chỉ có một con chữ nguyên âm thì dấu thanh sẽ được đặt vào đúng con chữ nguyên âm đó.
Ví dụ: ủ rũ, ọp ẹp…
2. Với những âm tiết mà trong âm tiết đó chỉ cần một con chữ nguyên âm mang dấu phụ như ă, â, ê, ơ, ư,… không kể kết thúc bằng con chữ gì thì dấu thanh sẽ đặt ở con chữ đó.
Ví dụ: ế ẩm, tiến triển, chiền chiện…
3. Với những âm tiết có 2 con chữ nguyên âm, kết thúc bằng một con chữ phụ âm hoặc tổ hợp con chữ phụ âm thì cần đặt dấu thanh vào con chữ nguyên âm chót.
Ví dụ: xoèn xoẹt, kế hoạch, bàng hoàng….
4. Với những âm tiết kết thúc bằng đuôi oa, oe, uy thì dấu thanh sẽ đặt vào con chữ nguyên âm chót.
Ví dụ: bức họa, lóe sáng, hoa hòe, thủy triều.
5. Với âm tiết kết thúc bằng hai hoặc ba con chữ nguyên âm khác oa, oe, uy thì dấu thanh đặt vào con chữ nguyên âm áp chót.
Ví dụ: bài vở, đào hoa, của cải…
Ví dụ về nhầm lẫn khi đặt dấu thanh
Để hình dung dễ dàng hơn về những nhầm lẫn trong quá trình áp dụng quy tắc đặt dấu thanh, bạn có thể tham khảo bảng ví dụ sau đây:
Trên đây là một số quy tắc đặt dấu thanh và những nhầm lẫn thường gặp trong quá trình soạn thảo văn bản. Bạn đọc cần chú ý thật kỹ, áp dụng đúng quy tắc đặt dấu thanh để hạn chế sai sót và thể hiện được sự chuyên nghiệp.
Công Ty Cổ Phần NewCA
- Tổng đài CSKH: 1900 2066
- Hotline: 0936 208 068
- Website: https://newca.vn/