Để hoạt động một cách hiệu quả, bộ phận kế toán cần nắm được cách thức thực hiện các nghiệp vụ kế toán cơ bản – những công việc cần làm của người làm công tác kế toán trong doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin quan trọng về 6 nghiệp vụ kế toán cơ bản giúp bạn nhanh chóng nắm bắt và dễ dàng thực hiện. Bao gồm kế toán bán hàng, mua hàng, kho, công nợ, thuế và tiền lương.
Mục lục
Nghiệp vụ kế toán bán hàng
Nghiệp vụ kế toán bán hàng là một trong những nghiệp vụ kế toán cơ bản giúp quản lý, thống kê, ghi chép và lập báo cáo tất cả các công việc liên quan đến hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. Mặc dù mỗi đặc thù và quy mô doanh nghiệp sẽ có những yêu cầu khác nhau nhưng về cơ bản, nghiệp vụ kế toán bán hàng sẽ có các công việc sau:
- Thường xuyên cập nhật giá bán hàng hóa/dịch vụ lên phần mềm kế toán và thông báo kịp thời tới các bộ phận liên quan nếu có sự thay đổi.
- Quản lý hóa đơn, chứng từ trong hoạt động bán hàng và theo dõi doanh số, tỷ lệ chiết khấu…
- Phối hợp kiểm tra và cập nhật số liệu hàng hóa xuất kho, tồn kho.
- Lập báo cáo danh mục hàng hóa bán ra và báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu về hóa đơn điện tử tại NewCA
Nghiệp vụ kế toán mua hàng
Đây là nghiệp vụ kế toán cơ bản trong doanh nghiệp liên quan đến các hoạt động thu mua nguyên vật liệu, hàng hóa với mục đích sản xuất và kinh doanh thương mại.
Bên cạnh đó, kế toán viên thực hiện nghiệp vụ kế toán cơ bản để mua hàng còn có nhiệm vụ giải quyết các trường hợp đặc biệt xảy ra trong quá trình mua hàng như hàng về trước hóa đơn về sau, hóa đơn về trước hàng về sau, giảm giá hàng mua về nhập kho/mua về không qua kho, trả lại hàng đã mua về nhập kho/mua về không qua kho…
Nghiệp vụ kế toán kho
Đối với nghiệp vụ kế toán kho, người thực hiện sẽ là kế toán có trách nhiệm quản lý kho hàng thông qua những công việc cụ thể như:
- Thường xuyên theo dõi, cập nhật và kiểm kê số lượng hàng hóa xuất/nhập trong kho.
- Kiểm tra số liệu, quản lý hóa đơn, chứng từ liên quan đến hàng hóa trong kho và cập nhật thông tin lên phần mềm, hệ thống quản lý kho.
- Đối chiếu công nợ và lập biên bản xác minh công nợ định kỳ.
- Lập biên bản đề xuất xử lý trong trường hợp phát hiện có chênh lệch, sai sót giữa số liệu thực tế với số liệu trên sổ sách, hệ thống.
- Lập báo cáo xuất/nhập/tồn kho và các báo cáo khác định kỳ hàng tháng, hàng quý theo quy định đúng theo hướng dẫn của nghiệp vụ kế toán cơ bản.
Nghiệp vụ kế toán công nợ
Nghiệp vụ kế toán công nợ bao gồm các công việc quản lý, theo dõi công nợ từ các khoản thu, chi, quỹ tiền mặt, các đợt chuyển khoản… của doanh nghiệp một cách chính xác, rõ ràng và minh bạch. Đây cũng được coi là nghiệp vụ kế toán cơ bản, cụ thể:
- Kiểm tra chứng từ liên quan đến công nợ và nắm chắc các nội dung trong điều khoản thanh toán tại hợp đồng.
- Theo dõi công nợ riêng đối với mỗi khách hàng, lên kế hoạch thu các khoản nợ đã đến hạn, quá hạn, nợ xấu.
- Lập bút toán kết chuyển công nợ với các chi nhánh doanh nghiệp.
- Theo dõi công nợ tạm ứng của nhân viên trong doanh nghiệp.
- Lập báo cáo công nợ định kỳ mỗi tháng, mỗi quý, mỗi năm.
- Phối hợp với các bộ phận liên quan để thực hiện quản lý, theo dõi và đối chiếu công nợ một cách hiệu quả.
Nghiệp vụ kế toán thuế
Kê khai và nộp thuế là hoạt động mang tính bắt buộc đối với doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh trên thị trường. Trong một doanh nghiệp, những công việc liên quan đến lĩnh vực thuế sẽ được gọi là nghiệp vụ kế toán thuế. Khi thực hiện nghiệp vụ thuế, kế toán viên sẽ tiến hành các công việc sau:
- Thu thập, xử lý và kiểm tra tính hợp lệ của các hóa đơn, chứng từ kế toán.
- Lập báo cáo, kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân định kỳ hàng tháng, hàng quý.
- Kê khai, nộp thuế môn bài vào thời điểm đầu năm và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp vào thời điểm cuối năm.
- Theo dõi và lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn mỗi tháng, mỗi quý, mỗi năm của doanh nghiệp.
Nghiệp vụ kế toán lương
Nghiệp vụ kế toán tiền lương là một trong những nghiệp vụ rất quan trọng khi liên quan trực tiếp đến lợi ích kinh tế của toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp. Kế toán viên đảm nhận việc thực hiện nghiệp vụ kế toán tiền lương sẽ cần tiến hành các công việc như:
- Thống kê, tổng hợp tiền lương và các khoản giảm trừ theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, phí công đoàn…
- Chi trả, thanh toán tiền lương cho đội ngũ nhân viên doanh nghiệp.
- Quản lý việc nộp thuế thu nhập cá nhân của bộ phận nhân viên.
- Kê khai và nộp các khoản bảo hiểm tới cơ quan bảo hiểm theo quy định.
Tóm tắt bài viết
Các công việc thuộc nghiệp vụ kế toán bán hàng là gì?
– Thường xuyên cập nhật giá bán hàng hóa/dịch vụ lên phần mềm kế toán và thông báo kịp thời tới các bộ phận liên quan nếu có sự thay đổi.
– Quản lý hóa đơn, chứng từ trong hoạt động bán hàng và theo dõi doanh số, tỷ lệ chiết khấu…
– Phối hợp kiểm tra và cập nhật số liệu hàng hóa xuất kho, tồn kho.
– Lập báo cáo danh mục hàng hóa bán ra và báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp.
Các công việc thuộc nghiệp vụ kế toán tiền lương là gì?
– Thống kê, tổng hợp tiền lương và các khoản giảm trừ theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, phí công đoàn…
– Chi trả, thanh toán tiền lương cho đội ngũ nhân viên doanh nghiệp.
– Quản lý việc nộp thuế thu nhập cá nhân của bộ phận nhân viên.
– Kê khai và nộp các khoản bảo hiểm tới cơ quan bảo hiểm theo quy định.
Trong quá trình hoạt động, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững luôn cần có sự hoạt động hiệu quả của bộ phận kế toán. Để làm được điều đó, bộ phận kế toán doanh nghiệp cần hiểu và thực hiện tốt những nghiệp vụ kế toán cơ bản, góp phần tạo nên sức mạnh nội lực đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển trên thị trường.
CÔNG TY CỔ PHẦN NEWCA
- Tổng đài CSKH: 1900 2066
- Hotline: 0936 208 068
- Website: https://newca.vn/