Tháng 7/2023 Pháp luật ban hành quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chứng nhận xuất hàng hóa. Chi tiết thông tin sẽ được đề cập trong bài viết sau đây, bạn đọc có thể tham khảo để nắm rõ hơn.
Mục lục
Phạm vi điều chỉnh, áp dụng
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng mức thu này gồm có:
- Thương nhân đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được quy định tại Khoản 17, Điều 3, Nghị định 31/2018/NĐ-CP.
- Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền được cấp giấy chứng nhận xuất xứ của hàng hóa theo quy định của luật quản lý ngoại thương.
- Các cá nhân, tổ chức có liên quan đến việc, thu, nộp cũng như quản lý và sử dụng phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Người nộp phí
Người nộp phí phải là thương nhân được quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 1 Thông tư này, có hồ sơ đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Tổ chức thu phí
Tổ chức thu phí là các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Điểm b, khoản 2, Điều 1 của Thông tư này, bao gồm: Bộ Công thương, tổ chức được Bộ công thương ủy quyền.
Mức thu phí
Mức thu phí được quy định như sau:
- Nếu cấy giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: 60.000 đồng/bộ.
- Nếu cấp lại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: 30.000 đồng/bộ.
Kê khai, nộp phí
- Người nộp phí thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư này. Phí nộp được quy định tại Thông tư số 74/2022/TT-BTC ngày 22/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
- Chậm nhất là ngày 5 hàng tháng phải tổ chức thu phí tại Điều 3 Thông tư này. Nộp toàn bộ số phí thu được tháng trước, tiền lãi phát sinh trên số dư tài khoản chuyên thu phí. Tài khoản được mở tại tổ chức tín dụng vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách tại Kho bạc Nhà nước.
- Bộ Công thương kê khai và quyết toán phí, nộp tiền lãi phát sinh theo quy định của Nhà nước.
Quản lý, sử dụng phí tại Bộ Công thương
1. Trách nhiệm tổ chức thu phí
1.1 Nộp 100% tiền phí thu vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí sẽ do ngân sách nhà nước đảm bảo.
1.2 Hàng năm cần lập dự toán kinh phí phục vụ hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí theo chế độ, mức chi ngân sách nhà nước theo quy định.
2. Nếu tổ chức thu phí thuộc diện được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí được trích để lại 83% số tiền phí thu được để trang trải chi phí phục vụ cung cấp dịch vụ, thu phí theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP và chi trả chi phí cho tổ chức được ủy quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, thu phí theo quy định pháp luật; nộp 17% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước.
Tổ chức thực hiện
1. Thông tư có hiệu lực từ ngày 21 tháng 7 năm 2023.
2. Các nội dung khác liên quan không được đề cập tại Thông tư này sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Trong quá trình thực hiện, trường hợp các văn bản liên quan viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung.
Trên đây là chi tiết về mức thu phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa áp dụng từ 21/07/2023. Để đơn giản hơn các thủ tục, sớm cập nhật các thông tư, nghị định, doanh nghiệp có thể tham khảo các phần mềm của NewCA như: Kế toán, Thuế, Hóa đơn điện tử…. Các phần mềm của NewCA hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu các thủ tục, giấy tờ liên quan đến xuất nhập hàng hóa, hải quan… đảm bảo tính chính xác và không bị chậm trễ.
Để nhận tư vấn chi tiết hơn về các tính năng sản phẩm của NewCA, bạn đọc có thể để lại thông tin tại đây: https://newca.vn/dm/dich-vu-newca/
Công Ty Cổ Phần NewCA
- Tổng đài CSKH: 1900 2066
- Hotline: 0936 208 068
- Website: https://newca.vn/