[2024] Mẫu đơn xin tạm ứng tiền lương cập nhật mới nhất? Hướng dẫn cách làm đơn xin tạm ứng lương chi tiết

tạm ứng tiền lương

Bạn đang cần tiền gấp và muốn xin tạm ứng lương? Việc lập một đơn xin tạm ứng chuyên nghiệp và đầy đủ thông tin là rất quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn mẫu đơn xin tạm ứng lương mới nhất và hướng dẫn chi tiết cách hoàn thiện đơn để tăng khả năng được chấp thuận.

Mẫu đơn xin tạm ứng tiền lương mới nhất?

Hiện nay, đơn xin tạm ứng lương là một biểu mẫu phổ biến mà người lao động sử dụng tại các cơ quan, tổ chức nhằm đề nghị tạm ứng một phần lương trước khi đến kỳ trả lương chính thức.

Đơn này thường bao gồm các thông tin cá nhân của người lao động, số tiền đề nghị tạm ứng, và lý do xin tạm ứng. Việc trình bày đơn cần rõ ràng, chính xác, và phải gửi đúng hạn để bộ phận tài chính, kế toán có thể xét duyệt một cách thuận lợi.

>> Mẫu đơn xin tạm ứng tiền lương: TẢI VỀ TẠI ĐÂY

image 6

Cách làm đơn xin tạm ứng tiền lương như thế nào?

Khi viết đơn xin tạm ứng lương, ngoài việc trình bày một cách rõ ràng, chính xác và nộp đúng hạn, người lao động cần lưu ý những thông tin quan trọng sau cần được ghi trên đơn:

(1) Ghi rõ tên công ty nơi người lao động đang làm việc và đề nghị tạm ứng lương.

(2) Ghi chức danh của người có thẩm quyền phê duyệt tạm ứng lương (thường là Giám đốc, Trưởng phòng Tài chính hoặc Kế toán trưởng).

(3) Ghi đầy đủ họ tên của người lao động yêu cầu tạm ứng lương.

(4) Ghi ngày, tháng, năm sinh của người lao động yêu cầu tạm ứng lương.

(5) Ghi rõ bộ phận, phòng ban, hoặc nhóm mà người lao động đang làm việc.

(6) Ghi tên công ty mà người lao động làm việc và yêu cầu tạm ứng lương.

(7) Ghi số tiền muốn tạm ứng bằng số.

(8) Ghi số tiền muốn tạm ứng bằng chữ (lưu ý số tiền bằng chữ phải trùng khớp với số tiền đã ghi bằng số).

(9) Ghi rõ số ngày làm việc tương ứng với số tiền muốn tạm ứng. Ví dụ: nếu người lao động có mức lương 200.000 đồng/ngày và tạm ứng 2.000.000 đồng, thì sẽ tương đương với 10 ngày công.

(10) Ghi lý do xin tạm ứng lương (ví dụ: cần tiền trang trải cá nhân, chi phí đi lại về quê, nghỉ phép,…).

(11) Ghi chức danh của người có thẩm quyền quyết định việc tạm ứng lương (thông thường, Giám đốc, Kế toán trưởng hoặc Trưởng phòng Tài chính).

Người sử dụng lao động có phải bắt buộc tạm ứng tiền lương cho nhân viên không?

Căn cứ khoản 3 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 quy định về kỳ hạn trả lương như sau:

Kỳ hạn trả lương

1. Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.

2. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.

3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Ngoài ra, căn cứ khoản 2 khoản 3 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 quy định tạm ứng tiền lương như sau:

Tạm ứng tiền lương

2. Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.

Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.

3. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.

Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 128 Bộ luật Lao động 2019 quy định tạm đình chỉ công việc như sau:

Tạm đình chỉ công việc

2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.

Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.

Theo quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm tạm ứng lương cho người lao động trong các trường hợp sau:

– Người lao động làm việc theo sản phẩm hoặc khoán công việc kéo dài nhiều tháng;

– Người lao động tạm nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên;

– Người lao động nghỉ phép năm;

– Người lao động bị tạm đình chỉ công việc.

Trong trường hợp người lao động yêu cầu tạm ứng nhưng không thuộc một trong bốn trường hợp trên, người sử dụng lao động có quyền chấp thuận hoặc từ chối. Việc từ chối tạm ứng trong tình huống này không vi phạm quy định pháp luật.

Vì vậy, không phải lúc nào người sử dụng lao động cũng bắt buộc phải tạm ứng lương cho nhân viên.

Việc xin tạm ứng lương là một tình huống có thể xảy ra với bất kỳ ai. Hi vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn tự tin hơn khi đối diện với tình huống này trong việc làm đơn xin tạm ứng tiền lương. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các quy định của công ty về việc tạm ứng lương để có những quyết định phù hợp nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại đặt câu hỏi nhé!

Hệ sinh thái NewCA – Đáp ứng mọi nhu cầu của Doanh nghiệp, từ dịch vụ đăng ký kinh doanh, phần mềm quản lý hóa đơn đầu ra, đầu vào, phần mềm Kế toán, hợp đồng điện tử đến phần mềm BHXH điện tử.

image 10

———————–

📍 NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ SỐ NEWCA

📧 [email protected]

☎️ Tổng đài CSKH: 1900 2066

📞 Hotline: 0936.208.068

#NewCA#Chuyendoiso#chukyso

Nef Digital SEOON