Mẫu đăng ký kinh doanh là văn bản vô cùng quan trọng nhằm để xác minh rằng doanh nghiệp đã được công nhận năng lực pháp lý, cũng như ghi nhận được ngày đăng ký kinh doanh lần đầu của doanh nghiệp. Mỗi công ty sẽ hoạt động nhiều loại hình kinh doanh, vì vậy sẽ có nhiều mẫu đăng ký kinh doanh khác nhau. Do đó chủ doanh nghiệp cần nắm vững các thông tin trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký. Hãy cũng NewCA tìm hiểu rõ vấn đề này qua bài viết sau.
Mục lục
Mẫu đăng ký kinh doanh là gì?
Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định, Mẫu đăng ký kinh doanh hay còn gọi là mẫu chứng nhận đăng ký kinh doanh là loại văn bản bằng giấy hoặc văn bản điện tử, có tác dụng ghi lại các thông tin đăng ký doanh nghiệp, mà được Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp phép.
Giấy đăng ký kinh doanh được xem như “Giấy khai sinh” vì nó giúp ghi lại các thông tin cần thiết khi đăng ký kinh doanh, hỗ trợ cơ quan chức năng trong việc quản lý và kiểm soát thông tin cơ bản cho doanh nghiệp. Tuỳ mỗi loại hình mà doanh nghiệp hoạt động mà những thông tin trên giấy đăng ký sẽ không giống nhau.
Theo quy định, Giấy đăng ký kinh doanh chỉ được cấp tại cơ quan hành chính công của Nhà nước, nhằm xác minh rõ ràng các thông tin khái quát nhất mà chủ thể cung cấp về loại hình doanh nghiệp kinh doanh, cũng như cách thức vận hành của doanh nghiệp. Việc xác minh này giúp bảo hộ quyền sở hữu tên của Nhà nước và cả đơn vị kinh doanh.
Nội dung của mẫu đăng ký kinh doanh
Khi thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, bạn sẽ được cấp giấy đăng ký kinh doanh từ Cơ quan đăng ký. Trên giấy đăng ký kinh doanh, sẽ bao gồm các nội dung:
1. Mã số doanh nghiệp
Khi đăng ký kinh doanh, Cơ quan Nhà nước sẽ cung cấp mỗi một mã số riêng cho doanh nghiệp. Chủ thể sẽ dùng mã số này để nhập vào hệ thống thông tin điện tử về doanh nghiệp của Chính Phủ, nhằm hỗ trợ các cơ quan trong việc quản lý các thủ tục liên quan tới thẩm quyền, cũng như hỗ trợ xem xét các sai phạm và quan trọng là nhằm tạo ra sự khác biệt giữa mọi doanh nghiệp khác.
2. Tên công ty/doanh nghiệp
Đối với tên công ty/doanh nghiệp sẽ gồm 02 phần: phần chung và phần riêng.
“Phần chung” dành cho loại hình doanh nghiệp “Doanh nghiệp tư nhân”; “Công ty cổ phần”; “Công ty Hợp danh”; hay “Công ty trách nhiệm hữu hạn”. Còn “Phần riêng” là những phần dùng để phân biệt Doanh nghiệp này với Doanh nghiệp khác. Vì vậy, tên của doanh nghiệp không được trùng nhau hoặc nhầm lẫn với những loại hình kinh doanh của doanh nghiệp khác.
Theo Luật quy định, khi đặt tên cho công ty/doanh nghiệp không được phép thêm những ký tự đặc biệt, hoặc gây vi phạm đến lịch sử thuần phong mỹ tục của Việt Nam; đặt một phần hoặc toàn bộ tên đơn vị của Nhà nước, trừ những trường hợp khác.
- Địa chỉ trụ sở chính, Email, số Hotline.
- Thông tin của số vốn điều lệ doanh nghiệp đăng ký, vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân, và tài sản được quy về VNĐ.
- Thông tin cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật/thành viên góp vốn/thành viên hợp danh/chủ sở hữu là cá nhân.
Điều kiện để cấp giấy đăng ký kinh doanh
Trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn cần đảm bảo phải đáp ứng đủ các điều kiện quan trọng sau đây:
- Hoàn tất thủ tục về giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp, gửi tới cơ quan có thẩm quyền, chuẩn bị đầy đủ các thông tin như bản sao giấy chứng minh nhân thân của chủ doanh nghiệp, đồng thời thông tin về các thành viên trong giai đoạn thành lập, quy định vốn điều lệ của doanh nghiệp.
- Hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ, thông tin khi cung cấp phải có sự rõ ràng, minh bạch cho từng đề mục theo yêu cầu.
- Khi đăng ký ngành nghề kinh doanh, phải đăng ký các ngành nằm trong danh sách được pháp luật cho phép kinh doanh, trường hợp kinh doanh các ngành nghề bị cấm thì cá nhân hoặc doanh nghiệp sẽ không được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Tên đăng ký phải gồm 02 phần gồm: Nội dung về loại hình kinh doanh kết hợp và tên riêng của doanh nghiệp.
- Thanh toán đầy đủ lệ phí hay chi phí đăng ký kinh doanh khi hoàn tất hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền bằng 02 hình thức: Nộp trực tiếp / chuyển khoản.
- Cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra tính hợp lệ và quyết định xe có cấp Giấy đăng ký kinh doanh cho chủ doanh nghiệp hay không. Nếu hợp lệ, doanh nghiệp/cá nhân có thể đến trực tiếp Cơ quan để nhận giấy phép sau 03 ngày làm việc.
Thẩm quyền cấp giấy đăng ký kinh doanh
- Tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh/Thành phố trực thuộc trung ương, nơi mà công ty đặt trụ sở chính sẽ cấp giấy phép đăng ký kinh doanh đối với: doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh.
- Còn tại UBND Quận, huyện nơi công ty đặt trụ sở chính sẽ cấp đối với: hộ kinh doanh.
Theo thường lệ, các tỉnh thành sẽ có 01 trụ sở phòng đăng ký kinh doanh có thẩm quyền, riêng ở TP. HCM và TP. Hà Nội có tối đa 03 trụ sở thực hiện thủ tục cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho mỗi doanh nghiệp tại khu vực đó.
Các mẫu đăng ký kinh doanh mới nhất
Dưới đây là 3 mẫu giấy đăng ký kinh doanh của 3 loại hình doanh nghiệp được cập nhật mới nhất.
- Mẫu đăng ký kinh doanh đối với Công ty cổ phần
- Mẫu đăng ký kinh doanh đối với Công ty TNHH 1 thành viên
- Mẫu đăng ký công ty TNHH 2 thành viên
Tóm tắt bài viết
Mẫu đăng ký kinh doanh là gì?
Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định, Mẫu đăng ký kinh doanh hay còn gọi là mẫu chứng nhận đăng ký kinh doanh là loại văn bản bằng giấy hoặc văn bản điện tử, có tác dụng ghi lại các thông tin đăng ký doanh nghiệp, mà được Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp phép.
Nội dung của mẫu đăng ký kinh doanh
1. Mã số doanh nghiệp
2. Tên công ty/doanh nghiệp
Dịch vụ hỗ trợ đăng ký kinh doanh – NewCA
Với mong muốn được hỗ trợ, tư vấn và định hướng cho khách hàng thực hiện thành công các thủ tục đăng ký kinh doanh. NewCA cung cấp những giải pháp công nghệ số tối ưu nhất cho doanh nghiệp. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ NewCA để được đội ngũ nhân viên tư vấn và hướng dẫn nhé.
CÔNG TY CỔ PHẦN NEWCA
- Tổng đài CSKH: 1900 2066
- Hotline: 0936 208 068
- Website: https://newca.vn/