Đăng ký kinh doanh được xem là việc bắt buộc phải thực hiện để một cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp để được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình. Bài viết này của NewCA sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn những vấn đề liên quan đến luật đăng ký kinh doanh:
- Các loại hình doanh nghiệp theo luật đăng ký kinh doanh
- Một số lưu ý trước khi tiến hành đăng ký kinh doanh
Nhằm giúp các doanh nghiệp tiến hành một cách nhanh chóng về việc đăng ký kinh doanh của mình.
Mục lục
Các loại hình doanh nghiệp theo luật đăng ký kinh doanh
Trước khi đăng ký kinh doanh các cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp cần biết về loại hình mình kinh doanh là gì? Trong luật đăng ký kinh doanh thì có 5 loại hình doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2020, gồm những loại hình sau:
#1. Hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh là một cá nhân hay một nhóm người gồm các công dân Việt Nam đã đủ 18 tuổi. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân này có đầy đủ hành vi dân sự và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Hộ kinh doanh chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
#2. Công ty trách nhiệm hữu hạn
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đó là doanh nghiệp. Trong đó thành viên có thể là cá nhân, tổ chức hay nhiều thành viên hơn (không quá 50 người). Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ về các tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp cho doanh nghiệp.
#3. Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết;
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
#4. Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
#5. Công ty hợp danh
Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
- Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn;
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào Công ty.
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Lưu ý trước khi đăng ký kinh doanh theo luật đăng ký kinh doanh
Trong quá trình đăng ký kinh doanh, sẽ có gặp một số rắc rối về luật đăng ký kinh doanh. Vậy nên hãy cùng NewCA tìm hiểu trước về một số lưu ý khi tiến hành đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
#1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Tùy vào điều kiện công ty, chủ thể thành lập, vốn điều lệ… mà cá nhân/ tổ chức lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho phù hợp. Ngoài ra, cá nhân hoặc hộ gia đình có thể lựa chọn hình thức hộ kinh doanh để đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.
#2. Phân biệt giấy chứng nhận và giấy phép kinh doanh
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký thành lập doanh nghiệp“. Đây là một giấy chứng nhận.
- Giấy phép kinh doanh là giấy phép được cấp cho tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký kinh doanh theo từng lĩnh vực, loại hình cụ thể; thông thường được cấp sau giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
#3. Đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
Hiện nay, việc đăng ký kinh doanh khá đơn giản; tuy nhiên thủ tục sẽ phức tạp hơn đối với những ngành nghề nhạy cảm hoặc có thể ảnh hưởng đến trật tự xã hội, an ninh quốc gia. Vì vậy, để quản lý nhà nước hiệu quả thì doanh nghiệp cần xin giấy phép kinh doanh sau khi đã đăng ký kinh doanh đối với các ngành nghề có điều kiện:
- Bước 1: Tiến hành thành lập công ty hoặc đăng ký hộ kinh doanh cá thể theo pháp luật của Luật Doanh nghiệp 2020.
- Bước 2: Tiến hành xin giấy phép kinh doanh đối với ngành nghề có điều kiện.
#4. Điều kiện về chủ thể
Tổ chức hay cá nhân là người đã thành niên từ 18 tuổi trở lên thì có đủ điều kiện để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trừ những trường hợp bị cấm tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020).
Tóm tắt bài viết
Các loại hình doanh nghiệp theo luật đăng ký kinh doanh
1. Hộ kinh doanh
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn
3. Công ty cổ phần
4. Doanh nghiệp tư nhân
5. Công ty hợp danh
Điều kiện về chủ thể đăng ký kinh doanh
Tổ chức hay cá nhân là người đã thành niên từ 18 tuổi trở lên thì có đủ điều kiện để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trừ những trường hợp bị cấm tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020).
Trên đây là một số điều liên quan đến luật đăng ký kinh doanh dành cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ, hiểu rõ trước khi đăng ký kinh doanh. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích được cho cá nhân cũng như các doanh nghiệp.
Công Ty Cổ Phần NewCA
- Tổng đài CSKH: 1900 2066
- Hotline: 0936 208 068
- Website: https://newca.vn/