Chiết khấu thương mại là khoản chiết khấu mà công ty cổ phần bán giảm giá niêm yết cho khách mua hàng với khối lượng lớn. Với giá bán này, các chủ doanh nghiệp cũng cần lưu ý trong bước lập hóa đơn. Trong bài viết dưới đây, NewCA sẽ nêu 3 trường hợp thường gặp nhất khi lập hóa đơn chiết khấu thương mại.
Mục lục
Phân loại hóa đơn chiết khấu thương mại
Có thể chia ra làm 02 trường hợp:
Trường hợp 1: Chương trình khuyến mại chưa được đăng ký với Sở công thương …
Kế toán thực hiện xuất hóa đơn và phải kê khai, nộp thuế như HHDV bán ra thông thường (giá tính thuế là giá theo thực tế xuất bán ….)
Trường hợp 2: Chương trình khuyến mại đã đăng ký với Sở công thương…
Trước hết, để có thể sử dụng hàng khuyến mại thì hàng dùng làm khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu phải được đăng ký với Sở Công Thương, cục xúc tiến thương mại. Các chương trình khuyến mại phải được ghi rõ thời gian thực hiện, hình thức khuyến mại, nội dung khuyến mại, sản phẩm hàng hóa dùng khuyến mại…(theo Nghị định 81/2018/NĐ-CP).
Các trường hợp lập hóa đơn chiết khấu thương mại
Chiết khấu theo từng lần mua
Trong trường hợp này, hóa đơn GTGT phải ghi rõ giá bán đã chiết khấu thương mại, thuế GTGT và tổng giá trị thanh toán đã có thuế GTGT.
Ví dụ: Công ty cổ phần A có chương trình mua một laptop trị giá 20 triệu đồng thì được được chiết khấu thương mại ngay 10%. Do đó, trên Hóa đơn giá trị gia tăng phải ghi như sau:
– Giá hàng hóa: 18.000.000 đồng (giá bán đã chiết khấu 10%).
– Thuế suất GTGT là 10% nên tiền thuế GTGT là 1.800.000 triệu đồng.
– Tổng giá trị thanh toán đã có thuế GTGT: 19.800.000 đồng.
Chiết khấu căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ
Trong trường hợp này thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau
Ví dụ: Công ty cổ phần A ký hợp đồng X với Doanh nghiệp tư nhân B, trong đó, Doanh nghiệp B mua 10 máy vi tính để bàn trị giá 10 triệu đồng/chiếc sẽ được chiết khấu 10% (1.000.000 đồng/bộ). Theo đó, Hóa đơn giá trị gia tăng được ghi như sau:
– Ngày thứ nhất: Doanh nghiệp B mua 03 bộ, hóa đơn vẫn được xuất bình thường vì không đủ điều kiện chiết khấu.
– Ngày thứ hai: Doanh nghiệp B mua tiếp 02 bộ. Lần này cũng chưa đủ số lượng nên chưa được chiết khấu, do đó hóa đơn vẫn được xuất như bình thường.
– Ngày thứ ba: Doanh nghiệp B mua tiếp 05 bộ, do đã đáp ứng đủ điều kiện chiết khấu là 10 bộ, do đó, Doanh nghiệp B sẽ được chiết khấu 10% cho toàn bộ hợp đồng.
Lúc này, đối với hóa đơn cuối cùng Công ty A xuất cho Doanh nghiệp B được thể hiện như sau:
– Giá hàng hóa (đối với 05 bộ còn lại): 10.000.000 x 5 = 50.000.000 đồng. (Chiết khấu thương mại theo hợp đồng X được ký kết thì giá trị được chiết khấu là 1.000.000 x 10 bộ= 10.000.000 đồng)
– Cộng tiền hàng chưa tính thuế GTGT là 50.000.000 – 10.000.000= 40.000.000 đồng. – Thuế suất GTGT là 10% nên tiền thuế GTGT là 4.000.000 triệu đồng.
– Tổng giá trị thanh toán đã có thuế GTGT: 44.000.000 đồng.
Lưu ý: trường hợp tổng số tiền chiết khấu lớn hơn số tiền trên hóa đơn lần cuối cùng thì công ty cổ phần lập hóa đơn điều chỉnh giảm giá bán và kèm theo bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế GTGT điều chỉnh.
Số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán
Trong trường hợp này, trên hóa đơn phải kèm theo bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế GTGT điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, công ty và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
Lời kết
Trên đây là 3 trường hợp thường thấy trong quy trình lập hóa đơn chiết khấu thương mại. Hy vọng NewCA đã đem đến cho các bạn một bài viết bổ ích. Để đón đọc thêm nhiều bài viết từ NewCA, các bạn hãy theo dõi mục tin tức tại website của chúng tôi nhé.