Tìm hiểu về chữ ký số
Trong giai đoạn hiện nay, chữ ký số đang ngày càng phát huy và khẳng định vai trò của mình với các lợi ích như tiết kiệm chi phí, thời gian, nhân sự… Vai trò này được thể hiện cụ thể thông qua các giao dịch qua môi trường Internet và cả các lĩnh vực khác có bảo mật cao.
Đặc biệt, trong bối cảnh hiện tại khi các doanh nghiệp đang chuyển dịch theo xu hướng chuyển đổi số và hội nhập kinh tế quốc tế, chữ ký số đã trở thành yếu tố không thể thiếu trong các thủ tục hành chính và quá trình vận hành của doanh nghiệp trên thị trường.
Chữ ký số dùng để làm gì?
Chữ ký số có giá trị tương đương với con dấu hay chữ ký của cá nhân và doanh nghiệp.
Ứng dụng của chữ ký số
Chữ ký số có giá trị pháp lý tương đương với chữ ký văn bản của cá nhân hoặc con dấu của doanh nghiệp, tổ chức trong các giao dịch.
Ứng dụng của chữ ký số đối với cá nhân
- Bảo mật thông tin/mã hóa dữ liệu
- Giao dịch ngân hàng, tín dụng
- Kê khai, quyết toán thuế thu nhập
- Mua bán trực tuyến
- Ký kết hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế
- Ký kết các văn bản điện tử
Ứng dụng của chữ ký số đối với doanh nghiệp/tổ chức
- Kê khai thuế điện tử
- Hóa đơn điện tử
- Khai hồ sơ BHXH điện tử
- Nộp thuế điện tử
- Hải quan điện tử
- Giao dịch ngân hàng điện tử
- Đăng ký doanh nghiệp
- Mua bán, thanh toán qua mạng và thương mại điện tử B2B
- Ký kết các hợp đồng, văn bản điện tử
- Ký các chứng từ trong các giao dịch nội bộ
Chữ ký số mang lại lợi ích gì
Ở thời điểm hiện tại, việc làm giả chữ ký đã trở nên rất phổ biến. Chúng ta có thể gặp khó khăn trong việc kiểm tra độ chính xác của chữ ký văn bản và có khả năng xảy ra tình trạng thiệt hại về lợi ích do chữ ký giả mạo.
Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng chữ ký số - loại chữ ký cần phải đăng ký với các tổ chức chứng thực. Việc đăng ký sẽ làm chữ ký tăng độ an toàn, chính xác, dễ xác thực và bảo vệ lợi ích người dùng.
Chính bởi ưu điểm dễ xác thực và uy tín nên chữ ký số đã được công nhận và sử dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới như Mỹ, EU, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản… Và ở Việt Nam hiện nay, chữ ký số cũng đã và đang được sử dụng chính thức trong nhiều giao dịch trên thị trường.
Ngoài ra, chữ ký số còn mang lại các lợi ích và giá trị như:
- Rút ngắn thời gian giao dịch
- Tiết kiệm chi phí cho các thủ tục hành chính, giấy tờ lưu trữ
Chữ ký số là gì?
Để khẳng định tầm quan trọng và sự tồn tại của chữ ký số, Nghị định số 130/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành vào ngày 27/09/2018 đã quy định:
“Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng. Theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:
- Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;
- Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.”
Cấu tạo chữ ký số
Chữ ký số là chữ ký điện tử đã được mã hóa bằng thuật toán dựa trên công nghệ mã hóa công khai - RSA. Đây là thuật toán đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc của lĩnh vực mật mã học trong việc sử dụng khóa công cộng.
RSA gồm một cặp mã hóa:
- Khóa công khai - Public Key: dùng để thẩm định, kiểm tra chữ ký số đã được tạo
- Khóa bí mật - Private Key: dùng để tạo ra chữ ký số
Ngoài hai mã khóa trên thì chữ ký số còn có các thành phần khác như:
- Người ký: người sử dụng chữ ký số
- Ký số: hành động đưa khóa bí mật vào một phần mềm để tạo và gắn chữ ký số vào dữ liệu nào đó
- Người nhận: tổ chức/cá nhân nhận được chữ ký số của người ký, là người sử dụng chứng từ số để thẩm định, kiểm tra chữ ký trong dữ liệu và giao dịch
Đặc điểm chữ ký số
Chữ ký số có 4 đặc điểm chính
- Tính minh bạch: Chữ ký số có thể xác định rõ ràng danh tính của chủ sở hữu chữ ký
- Tính bảo mật cao: Mỗi chữ ký số được tạo bằng hai lớp khóa bảo mật riêng
- Tính toàn vẹn: Chữ ký số đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu trong môi trường công nghệ
- Không thể thay thế: Chữ ký số không thể xóa bỏ và không thể thay thế
Những đối tượng nào có thể sử dụng chữ ký số
Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp và cá nhân trong doanh nghiệp là các đối tượng có thể sử dụng chữ ký số.
Chữ ký số của cá nhân
Khi sử dụng chữ ký số cá nhân, người dùng cần ghi rõ tên của cá nhân trong giao dịch.
Chữ ký số cá nhân được sử dụng trong các giao dịch của cá nhân hoặc các giao dịch của tổ chức mà cá nhân đó đang tham gia.
Chữ ký số của tổ chức/doanh nghiệp
Đối với tổ chức/doanh nghiệp, chữ ký số tương đương với con dấu của tổ chức/doanh nghiệp hoặc chữ ký của người đại diện pháp luật của tổ chức/doanh nghiệp. Chữ ký số được dùng trong các giao dịch của tổ chức/doanh nghiệp.
Chữ ký số của tổ chức/doanh nghiệp có thể được giao phó cho một người quản lý và sử dụng, ví dụ như kế toán, văn thư…
Chữ ký của cá nhân trong doanh nghiệp
Khi sử dụng chữ ký số của cá nhân trong doanh nghiệp, người dùng cần phải ghi rõ chức danh của cá nhân đó trong doanh nghiệp.
Chữ ký số của cá nhân trong doanh nghiệp được sử dụng cùng chữ ký số của doanh nghiệp khi thực hiện các giao dịch của doanh nghiệp.
Chữ ký số hoạt động thế nào?
Bước đầu, chữ ký số dùng mã khóa cá nhân để bảo mật thông tin của cá nhân hoặc doanh nghiệp. Kèm theo mã khóa cá nhân là mã khóa công khai để người sử dụng dùng để đăng nhập vào thiết bị để ký số.
Bước tiếp theo, khi đã điền mã khóa công khai với mã hóa cá nhân khớp nhau, người dùng có thể sử dụng chữ ký số để thực hiện ký kết thông qua thiết bị là USB Token
Cuối cùng, người dùng sẽ sử dụng USB Token để thực hiện ký chữ ký số lên dữ liệu văn bản đó.
Giá trị pháp lý của chữ ký số
Giá trị pháp lý của chữ ký số được pháp luật quy định tại Nghị định 130/2018/NĐ-CP như sau:
- Văn bản cần có chữ ký: Dữ liệu có giá trị khi được ký bằng chữ ký số đáp ứng với các điều kiện đảm bảo an toàn quy định của pháp luật
- Văn bản cần có dấu của cơ quan tổ chức: Dữ liệu có giá trị khi được ký bằng chữ ký số của doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật
- Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp phép sử dụng ở Việt Nam: Dữ liệu có giá trị và hiệu lực như chữ ký số do đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực của pháp luật Việt Nam quy định.
Chữ ký số và chứng thư số có mối quan hệ gì
Về chức năng, chứng thư số là một phần không thể tách rời của chữ ký số.
Về pháp lý, có thể nói, chứng thư số là giấy phép chứng nhận chữ ký số tạo ra là đúng theo quy định của pháp luật. Do vậy, chứng thư số cần phải được chứng thực tại các cơ quan nhà nước.
Chứng thư số là một dạng chứng thư điện tử nhằm định danh thông tin cho khóa công khai của cá nhân/doanh nghiệp. Từ đó xác nhận cá nhân/doanh nghiệp là người thực hiện ký chữ ký số đó.
Những thông tin được thể hiện ở chứng thư số bao gồm:
- Tên thuê bao: tên người sở hữu chứng thư số
- Số serial
- Tên đơn vị chứng thực chữ ký số
- Chữ ký số đã được chứng thực
- Mục đích và hạn chế khi sử dụng chứng thư số
- Trách nhiệm của đơn vị cung cấp
- Thuật toán mật mã để xác định chứng thư số
- Các thông tin khác cần thiết mà Bộ Thông Tin và Truyền Thông quy định
Những loại chữ ký số phổ biến hiện nay
Tùy theo các phân loại và nhu cầu của người dùng, chữ ký số có thể được chia ra rất nhiều loại. Dưới đây là một số kiểu chữ ký số thường gặp nhất.
Theo hình thức
Xét về hình thức, chữ ký số có 4 loại:
Chữ ký số USB Token
Có thể nói USB Token là loại chữ ký số phổ biến nhất hiện nay. Đây là chữ ký số được mã hóa thông tin trên thiết bị phần cứng có hình dạng là một chiếc USB, gọi là USB Token.
Thông tin, dữ liệu mã hóa của cá nhân/doanh nghiệp sẽ được lưu trữ trong chiếc USB Token. Khi cần sử dụng, người dùng chỉ cần cắm USB vào máy tính để thực hiện quá trình ký kết ngay trên máy tính.
SmartCard
Loại chữ ký số SmartCard này được thiết lập ngay trên SIM do các nhà mạng phát triển. Điều này giúp người sử dụng chữ ký số có thể thực hiện ký ngay trên thiết bị di động của mình.
Nghe có vẻ rất tiện lợi, nhưng chữ ký số SmartCard còn tồn đọng nhiều hạn chế như:
- Chỉ sử dụng được trong vùng phủ sóng do nhà mạng cung cấp
- Tất cả phụ thuộc vào SIM của nhà mạng
- Không có độ phủ rộng rãi nên không thể sử dụng khi ra nước ngoài
Chữ ký số HSM
Đúng như tên gọi, chữ ký số HSM sử dụng công nghệ HSM để lưu trữ cặp khóa chứng thư số. Việc truyền - nhận, xử lý lệnh ký của chữ ký HSM được thực hiện qua việc sử dụng các giao thức mạng.
HSM có hình thức là một card PCI để cắm vào máy tính hoặc có thể là một thiết bị phần cứng độc lập có kết nối mạng.
Remote Signing
Chữ ký số không cần USB, chữ ký số di động, chữ ký số online… là các tên gọi mà Remote Signing được người dùng gọi.
Remote Signing - chữ ký số từ xa là một loại chữ số được đánh giá là có tính ứng dụng cao.
Bằng cách sử dụng công nghệ đám mây, người dùng có thể điều khiển và sử dụng chữ ký số Remote Signing ở bất cứ đâu và trên bất kỳ thiết bị nào.
Theo đối tượng sử dụng
Ngoài cách chia theo hình thức, ta cũng có thể phân loại chữ ký số theo đối tượng sử dụng.
Chữ ký số cá nhân
Chữ ký số cá nhân có giá trị pháp lý tương đương như căn cước công dân hoặc chứng minh thư. Người dùng sẽ sử dụng chữ ký số để thực hiện các giao dịch của cá nhân trên môi trường Internet.
Với mục đích xác định danh tính của người dùng, chữ ký số được sử dụng trong các trường hợp như:
- Ký các văn bản điện tử
- Thực hiện các giao dịch trực tuyến
Chữ ký số cá nhân cần thể hiện rõ tên của chủ sở hữu chữ ký số đó và tên đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số đã cấp chứng thư số.
Chữ ký số doanh nghiệp
Chữ ký số doanh nghiệp dùng để xác nhận thay cho chữ ký hay con dấu của doanh nghiệp đó trên các văn bản, dữ liệu được thực hiện trong các giao dịch trên môi trường Internet
Chữ ký số của doanh nghiệp mang giá trị pháp lý quan trọng như con dấu và chữ ký của người đại diện công ty. Vì vậy, độ bảo mật của chữ ký số doanh nghiệp luôn được đặt ở mức cao nhất.
Chữ ký số của doanh nghiệp sẽ thể hiện rõ các thông tin về:
- Tên doanh nghiệp
- Số seri của chứng thư số
- Thời hạn của chứng thư số
- Tên của đơn vị chứng thực chứng thư số
- Chữ ký số của tổ chức chức thực chữ ký số
- Và các nội dung khác mà Bộ Thông Tin và Truyền Thông quy định.
Một số thương hiệu cung cấp chữ ký số uy tín tại Việt Nam
Chữ ký số đang được sử dụng phổ biến hơn tại Việt Nam, hầu hết các đơn vị cung cấp chữ ký số đều được Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp phép sử dụng dịch vụ chữ ký số.
Hiện nay, chúng ta có thể kể đến một vài thương hiệu cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số như:
Chúng tôi mong rằng các thông tin được cung cấp ở trên đã giúp bạn hiểu hơn về chữ ký số và những vấn đề liên quan.