Phần mềm
hóa đơn điện tử
Tối ưu quy trình kinh doanh của doanh nghiệp với giải pháp hóa đơn điện tử chuyên nghiệp. Mang lại sự tiện lợi, an toàn, tăng cường tính chính xác của hệ thống tài chính.
Gọi để nhận tư vấn ngayTheo Nghị định 119/2018/NĐ-CP: “Hóa đơn điện tử là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử theo quy định tại Nghị định này bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế”.
Kể từ ngày 01/07/2022, hoá đơn điện tử là bắt buộc đối với doanh nghiệp. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn mang lại lợi ích cả cho Cơ quan Thuế và người mua khi rút ngắn mọi thủ tục hành chính.
9 năm hoạt động, 300.000 khách hàng trên cả nước
Các sản phẩm đều sở hữu công nghệ ưu việt hiện nay, chống mọi cuộc tấn công xâm nhập
Quy trình cung cấp dịch vụ nhanh chóng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của quý doanh nghiệp
Các gói được thiết kế linh hoạt theo nhu cầu
Hỗ trợ khách hàng giải đáp thắc mắc, khó khăn trong quá trình sử dụng
Lựa chọn những sản phẩm tốt nhất, cung cấp đến cho khách hàng
Tích hợp dịch vụ hóa đơn điện tử vào hoạt động kinh doanh không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, mà còn tăng tính hiệu quả và sự linh hoạt trong quản lý hóa đơn của doanh nghiệp.
CHỈ TỪ
CHỈ TỪ
CHỈ TỪ
Khách hàng chuẩn bị hồ sơ theo quy định, chuyên viên NewCA hỗ trợ khách hàng
Cơ quan thuế tiến hành kiểm tra thông tin và phê duyệt.
NewCA bàn giao hóa đơn điện tử và thực hiện các thủ tục hướng dẫn.
Các dịch vụ hóa đơn điện tử của NewCA có thể tích hợp với phần mềm kế toán để đơn giản hóa quy trình tạo và xử lý hóa đơn. NewCA hỗ trợ tích hợp với các phần mềm kế toán phổ biến trên thị trường.
Dịch vụ hóa đơn điện tử của NewCA tuân thủ các quy định pháp luật về chứng thực, bảo mật thông tin và giao dịch điện tử. Chúng tôi sử dụng công nghệ và quy trình bảo mật tiên tiến để đảm bảo tính an toàn và bảo mật cho thông tin của bạn.
Chúng tôi có đội ngũ hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp và tận tâm sẵn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình mua và sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua thông itn liên hệ ở dưới để nhận được sự hỗ trợ và giải đáp các câu hỏi của bạn.
Bất kỳ câu hỏi gì vui lòng liên hệ với chung tôi qua:
Căn cứ theo Thông tư 78 và Nghị định 123 của Chính phủ, doanh nghiệp bắt buộc phải chuyển sang sử dụng hoá đơn điện tử khi mua bán hàng hoá, dịch vụ từ ngày 01/7/2022. Để việc chuyển đổi này nhanh chóng và đạt hiệu quả, bạn cần nắm rõ hoá đơn điện tử là gì và những điều cần biết về hoá đơn điện tử. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về HĐĐT.
Theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP: “Hóa đơn điện tử là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử theo quy định tại Nghị định này bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế”.
Kể từ ngày 01/07/2022, hoá đơn điện tử là bắt buộc đối với doanh nghiệp. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn mang lại lợi ích cả cho Cơ quan Thuế và người mua khi rút ngắn mọi thủ tục hành chính.
Hoá đơn đỏ hay hoá đơn VAT là những tên gọi khác của loại hoá đơn này. Được áp dụng đối với những người cung cấp hàng hoá, dịch vụ đã thực hiện khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và phải đảm bảo các điều kiện về nguồn vốn điều lệ.
Đây là hình thức hoá đơn được sử dụng phổ biến nhất, áp dụng cho bên bán khai thuế GTGT trực tiếp. Hoá đơn bán hàng là chứng từ giao dịch quốc tế quan trọng cho những trường hợp buôn bán ra nước ngoài và là căn cứ để hạch toán.
Loại hoá đơn này bao gồm: tem điện tử, vé điện tử, sổ sức khỏe điện tử,... và một số chứng từ có tên gọi khác nhưng đảm bảo đáp ứng đầy đủ quy định về hoá đơn điện tử.
Trên thực tế, các doanh nghiệp bắt buộc phải chuyển đổi sang hóa đơn điện tử từ giữa năm 2022. Tuy nhiên những đối tượng này cũng cũng được phân chia rõ ràng tùy theo loại hoá đơn mà họ sử dụng.
Đối tượng sử dụng hoá đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế
Đối tượng sử dụng hoá đơn dạng này là các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực: điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, nước sạch, tài chính tín dụng, bảo hiểm, y tế, kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh siêu thị, thương mại, vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy.
Đối tượng sử dụng hoá đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
Doanh nghiệp, hộ cá nhân sử dụng hoá đơn có mã số thuế bao gồm:
Đối tượng sử dụng hoá đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh
Hộ, cá nhân kinh doanh không đáp ứng đủ điều kiện để sử dụng cả 2 loại trên nhưng cần hoá đơn để giao cho khách sẽ được cơ thuế cấp loại hoá đơn này.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc ứng dụng hoá đơn điện tử vào hoạt động kinh doanh không chỉ tạo đà cho doanh nghiệp trên chặng đường chuyển đổi số mà còn mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực:
Trong khoảng thời gian trước, doanh nghiệp phải mất rất nhiều thời gian, chi phí và cả nguồn lực mỗi năm cho việc in ấn, vận chuyển và lưu trữ hoá đơn giấy. Trong khi đó, hoá đơn điện tử chỉ mất chi phí để mua phần mềm, sau đó bạn có thể tuỳ ý sử dụng và triển khai nó vào các công việc kinh doanh
Ngân sách để chi trả cho hóa đơn điện tử cũng dao động tuỳ theo quy mô và nhu cầu sử dụng hoá đơn của doanh nghiệp đó.
Việc xử lý quá nhiều thông tin khách hàng trong một ngày rất dễ dẫn đến sai sót của kế toán. Hơn nữa, xuất hoá đơn thủ công và gửi tới cho khách hàng cũng rất tốn thời gian và dễ thất lạc do phải sử dụng tới bên thứ ba làm đơn vị vận chuyển.
Khi sử dụng hóa đơn điện tử, công việc của kế toán trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Bạn có thể kiểm tra và chỉnh sửa hoá đơn ngay trên máy tính và gửi trực tiếp cho khách hàng.
Các hành vi gian lận, làm giả hoá đơn gây ra nhiều rắc rối cho cả doanh nghiệp và người mua. HĐĐT và HĐĐT có mã xác thực của cơ quan Thuế sẽ góp phần giảm thiểu hành vi này khi bên mua có thể truy cập vào website của bên bán để xem và tải hoá đơn khi cần.
Ngoài ra, HĐĐT và HĐĐT có mã xác thực của cơ quan Thuế sử dụng chữ ký số của bên bán nên có tính bảo mật rất cao.
Doanh nghiệp sau khi khởi tạo hoá đơn điện tử cần nắm chắc các quy định của pháp luật, nguyên tắc sử dụng trước khi đưa vào thực thi.
Hoá đơn điện tử có giá trị pháp lý cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Mỗi hoá đơn có một mã số riêng, được đặt theo trình tự thời gian. Các mã số này chỉ được lập và sử dụng một lần duy nhất.
Để được cấp phép sử dụng hoá đơn điện tử, các doanh nghiệp, tổ chức cần kiểm tra và xác định xem doanh nghiệp của mình đã đủ điều kiện để chuyển đổi sang hóa đơn điện tử hay chưa.
Quy trình này là khác nhau đối với các loại hoá đơn điện tử khác nhau:
Bước 1: Truy cập vào hệ thống của Tổng cục Thuế bằng số chứng thư doanh nghiệp
Bước 2: Chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã từ thông báo của Cổng thông tin điện tử Tổng cục Thuế. Thời hạn gửi yêu cầu chấp nhận đăng ký là 1 ngày.
Bước 3: Nếu được chấp nhận sử dụng hệ thống, doanh nghiệp sẽ nhận được thông tin tài khoản để đăng nhập từ Tổng cục Thuế. Sau đó, doanh nghiệp có thể thực hiện các nghiệp vụ mong muốn như thành lập hay phát hành hoá đơn.
Trong trường hợp không được chấp nhận sử dụng hệ thống, Tổng cục Thuế sẽ gửi thông báo tới bạn và nêu rõ lý do từ chối.
Bước 1: Đăng ký sử dụng HĐĐT không có mã của cơ quan thuế thông qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Bước 2: Cơ quan thuế sẽ gửi thông báo về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đăng ký sử dụng từ doanh nghiệp trong vòng 1 ngày
Bước 3: Nếu được chấp nhận sử dụng hoá đơn điện tử không có mã của cơ quan Thuế, doanh nghiệp cần thực hiện tiêu huỷ toàn bộ số hoá đơn giấy chưa sử dụng.
Trong trường hợp không được chấp nhận sử dụng hoá đơn điện tử không mã, doanh nghiệp có thể cân nhắc đăng ký sử dụng hoá đơn điện tử có mã.
Bài viết trên đây đã tổng hợp và cập nhật một số thông tin quan trọng mà doanh nghiệp cần biết khi chuyển đổi từ hoá đơn giấy sang hóa đơn điện tử.