Vấn đề đăng ký ngành nghề kinh doanh là một trong những thủ tục pháp lý quan trọng mà doanh nghiệp phải hoàn thành trước khi đi vào hoạt động. NewCA xin cung cấp thông tin về danh mục ngành nghề kinh doanh để bạn có thể tham khảo khi đăng ký thành lập công ty.
Mục lục
Ngành nghề kinh doanh là gì?
Ngành nghề kinh doanh là những ngành nghề được chủ sở hữu xác định từ mục đích thành lập và chiến lược phát triển doanh nghiệp.
Mã ngành kinh tế là dãy ký tự được mã hóa, theo bảng chữ cái hoặc số nhằm thể hiện một ngành nghề kinh doanh cụ thể. Vì vậy, khi đăng ký mã ngành nào thì doanh nghiệp chỉ hoạt động trong phạm vi nghề đó theo quy định của pháp luật.
Việc phân loại nhóm ngành nghề kinh doanh giúp nhà nước dễ dàng trong quản lý kinh tế – xã hội. Đồng thời, tạo thành những chuẩn mực riêng cho mỗi loại hình doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu về phần mềm kế toán tại NewCA
Một số quy định về mã ngành nghề kinh doanh
Nguyên tắc đăng ký mã ngành nghề kinh doanh khi thành lập công ty để áp dụng cho đúng được quy định trong các trường hợp sau:
- Không được kinh doanh những ngành nghề pháp luật cấm.
- Chủ động trong lựa chọn ngành, nghề, địa bàn kinh doanh.
- Chủ động trong việc điều chỉnh quy mô ngành, nghề kinh doanh.
- Đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo nội dung quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư trong suốt quá trình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.
Danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh
Thông qua danh mục ngành nghề kinh doanh ở dưới đây, sẽ là nguồn tư liệu bạn có thể tham khảo để thành lập công ty:
A: Nông, lâm, thủy sản (01 – 02 – 03)
Ngành nghề kinh doanh lớn nhất của Việt Nam với các hoạt động gieo trồng từ các cây sinh trưởng lâu năm đến các giống cây ngắn hạn cung cấp đồ ăn, cây cảnh, làm dược liệu,..
B: Khai khoáng (05 – 06 – 07 – 08 -09)
Ngành này gồm các hoạt động khai thác than, quặng, dầu các loại theo nhiều phương pháp ở dưới lòng đất, đáy biển hay là trên bề mặt đất đá.
C: Công nghiệp chế biến, chế tạo (10 – 11 – …. – 32 – 33)
Ngành này gồm các hoạt động làm biến đổi chế tạo các thành phần cấu tạo để tạo ra sản phẩm mới nâng giá trị của sản phẩm lên một tầm khác.
D: Sản xuất và phân phối điện, khí đốt (35)
Ngành này thuộc một trong các ngành trọng điểm song hành cùng sự phát của nhà nước bao gồm các hoạt động phân phối năng lượng điện, khí tự nhiên, nước bằng các hệ thống mạng lưới tiêu chuẩn.
E: Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải (36 – 37 – 38 – 39)
Hoạt động này bao gồm các hoạt động liên quan quản lý và xử lý các rác thải công nghiệp và hộ gia đình và các khu vực bị nhiễm bẩn.
F: Mã ngành xây dựng (41 – 42 – 43)
Mã ngành gồm tất cả các hoạt động xây dựng, sửa chữa mở rộng các công trình xây dựng mới và các cấu trúc xây dựng sẵn.
G: Bán buôn và bán lẻ (45 – 46 – 47)
Các hoạt động xoay quanh hình thức mua, bán các vật phẩm và các dịch vụ liên quan hỗ trợ cho hoạt động bán hàng
H: Vận tải kho bãi (49 – 50 – 51 – 52 – 53)
Hoạt động vận tải hàng hóa, hành khách bằng các phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy và đường hành không.
I: Nhóm mã ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống
Nhóm mã ngành này cung cấp dịch vụ cơ sở lưu trú ngắn ngày dành cho khách du lịch, khách vãng lai và cung cấp dịch vụ đồ ăn, đồ uống cho tiêu dùng hàng ngày.
J: Nhóm mã ngành nghề kinh doanh thông tin và truyền thông (58 – 59 – 60 – 61 -62 – 63)
Nhóm ngành này gồm các hoạt động giải trí thông tin và truyền thông.
K: Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (64 – 65 – 66)
Ngành này gồm các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và các hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính.
L: Mã ngành nghề kinh doanh bất động sản (68)
Mã ngành hoạt động kinh doanh bất động sản bao gồm: các hoạt động mua, bán bất động sản, cho thuê, cung cấp dịch vụ về bất động sản như định giá bất động sản hay hoạt động của các đại lý môi giới.
M: Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ (69 – 70 – 71 – 72 – 73 – 74 – 75)
Những hoạt động chuyên môn đặc thù, khoa học và công nghệ. Những hoạt động đòi hỏi trình độ đào tạo cao, có kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Các hoạt động trên thuộc nhóm mã ngành nghề M.
N: Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (77 – 78 – 79 – 80 – 81 – 82)
Với mã ngành nghề hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ này là hoạt động hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. Các hoạt động của mã ngành N khác với M vì mục đích chính không phải là chuyển giao kiến thức chuyên môn.
O: Mã ngành nghề hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị – xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng; bảo đảm xã hội bắt buộc (84)
Đối với mã ngành này thì hoạt động chủ yếu liên quan đến Đảng cộng sản, tổ chức chính trị – xã hội, quản lý các hoạt động của nhà nước, an ninh quốc phòng. Bên cạnh đó còn có đối ngoại và bảo đảm xã hội.
P: Giáo dục và đào tạo (85)
Với mã ngành nghề giáo dục và đào tạo chủ yếu là các hoạt động giáo dục, đào tạo ở mọi cấp cho mọi nghề. Các hoạt động này được biểu hiện bằng nhiều hình thức khác nhau.
Q: Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (86 – 87 – 88)
Nhóm mã ngành Q cung cấp các dịch vụ liên quan đến y tế và trợ giúp xã hội. Với các hoạt động trên một phạm vi rộng.
S. Hoạt động dịch vụ khác (94 – 95 – 96)
Là những hoạt động của các tổ chức đại diện cho quyền lợi những nhóm cụ thể hoặc đề xuất ý tưởng ra công chúng.
Tóm tắt bài viết
Ngành nghề kinh doanh là gì?
Ngành nghề kinh doanh là những ngành nghề được chủ sở hữu xác định từ mục đích thành lập và chiến lược phát triển doanh nghiệp.
Một số quy định về mã ngành nghề kinh doanh
– Không được kinh doanh những ngành nghề pháp luật cấm.
– Chủ động trong lựa chọn ngành, nghề, địa bàn kinh doanh.
– Chủ động trong việc điều chỉnh quy mô ngành, nghề kinh doanh.
– Đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo nội dung quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư trong suốt quá trình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.
Trên đây là một số danh mục ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà chúng tôi mang đến cho bạn. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích trong hoạt động kinh doanh sắp tới của bạn.
Công Ty Cổ Phần NewCA
- Tổng đài CSKH: 1900 2066
- Hotline: 0936 208 068
- Website: https://newca.vn/