CEO là gì? Một CEO giỏi, chuyên nghiệp có các tố chất: thông minh, có óc tư duy chiến lược, tính cách nhanh nhạy, mạnh mẽ, kiên nhẫn, quyết đoán,…
Tuy nhiên, bên cạnh đó để có thể trở thành CEO dẫn dắt cả công ty thành công thì CEO cũng cần phải hỏi thêm nhiều kỹ năng khác. Vậy những kỹ năng đó là gì? Hãy cùng NewCA tìm hiểu CEO là gì? Và những điều liên quan đến CEO mà bạn cần phải biết? trong bài viết dưới đây.
Mục lục
CEO là gì?
CEO (tên tiếng anh là Chief Executive Officer) có nghĩa là giám đốc điều hành, giữ trách nhiệm thực hiện các chính sách của hội đồng quản trị. Đây được xem là chức vụ điều hành cấp cao nhất trong một tập đoàn, doanh nghiệp hay tổ chức. Giám đốc điều hành có trách nhiệm cho sự thành công chung của toàn bộ công ty, doanh nghiệp, tổ chức. CEO có quyền đưa ra quyết định cuối cùng về hướng đi hay vấn đề nào đó cho một công ty.
Giám đốc điều hành phải đảm bảo rằng sự lãnh đạo của mình sẽ duy trì sự thành công. CEO phải có nhận thức liên tục về cả cảnh quan cạnh tranh bên ngoài và bên trong, biết đâu là cơ hội mở rộng quy mô, mở rộng khách hàng, mở rộng thị trường, phát triển và tiêu chuẩn ngành mới. Làm một CEO có thể phải đưa ra những quyết định khó khăn dựa trên nhu cầu, giá trị và mục tiêu của cả công ty, doanh nghiệp
Để trở thành một CEO cần những kỹ năng gì?
CEO giữ vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp. Và CEO cũng là đại diện cho cả một doanh nghiệp hay công ty. Khi đối tác nhìn vào công ty, họ sẽ nhìn vào người lãnh đạo cấp cao trước. Nếu CEO là một người giỏi, tài năng, thông minh thì có thể lấy được thiện cảm đối với đối tác, khách hàng. Vậy một CEO cơ bản cần phải có những kỹ năng gì?
Kiến thức đa lĩnh vực
Đây là một yếu tố thiết yếu mà một CEO cần phải có. Giám đốc điều hành là người phải có tầm nhìn tổng quan và xa đối với mọi thứ. Vì thế yêu cầu họ phải tích lũy một khối lượng lớn kiến thức tổng quan, không chỉ chuyên môn cao của mình mà còn ở nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề khác.
Nền tảng về khoa học quản trị
Được coi như là nền móng cơ bản để trở thành một giám đốc điều hành xuất sắc. Không chỉ phải lĩnh hội được tất cả các kiến thức chuyên môn về quản trị khi được đào tạo, mà còn phải thường xuyên tự nghiên cứu, tìm tòi, cập nhật, học hỏi không ngừng nghỉ các kiến thức mới lạ trong nhiều lĩnh vực để có thể bắt kịp với xu hướng quản trị và điều hành công ty, doanh nghiệp một cách có hiệu quả nhất.
Kinh nghiệm, kỹ năng
Không chỉ là kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn, mà một CEO phải là một người dày dặn vốn sống, thông hiểu về việc đối nhân xử thế. Vì vậy, muốn trở thành một CEO tốt, chuyên nghiệp để có thể tổ chức, điều hành, quản lý tốt một tập thể lớn, thì bạn phải va chạm nhiều, trải nghiệm nhiều và đặt ra thử thách bản thân ở nhiều lĩnh vực, nhiều môi trường, hoàn cảnh khác nhau.
Chịu được áp lực, sức khỏe tốt
Giám đốc điều hành là người phải làm việc với rất nhiều áp lực. Đối với sức khỏe cũng cần có một yêu câu cao để có thể duy trì việc điều hành, cũng như đưa ra những chiến lược mới. Vì thế một sức khỏe tốt và một tinh thần thép là hai yếu tố quan trọng không thể thiếu để giúp CEO có thể vượt qua những khó khăn, thách thức, làm tốt vai trò của mình.
Nhiệm vụ của một CEO đối với doanh nghiệp, tổ chức
Đọc qua nội dung trên, bạn đã phần nào hình dung ra trách nhiệm cực kì nặng nề của chức vụ đó. CEO là người vạch ra con đường mới của doanh nghiệp, là chìa khóa quan trọng trên mọi hoạt động kinh doanh của tổ chức. Dưới đây là một vài nhiệm vụ chính mà một CEO thường hay đảm nhận:
- Vạch ra chiến lược mới nhằm thực hiện tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp.
- Chịu trách nhiệm cho việc lập kế hoạch và định hướng đi cụ thể cho doanh nghiệp.
- Chỉ đạo công tác xây dựng và thực hiện triển khai các kế hoạch kinh doanh đã được Hội đồng quản trị phê duyệt.
- Chịu trách nhiệm về lợi nhuận, tăng trưởng của doanh nghiệp. Đảm bảo đạt được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn đã đề ra trước đó.
- Đưa ra những ý kiến, đề xuất nhằm góp phần cải thiện hoạt động của doanh nghiệp.
- Xây dựng, phát triển, quảng bá hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp
- Xây dựng và nuôi dưỡng văn hóa doanh nghiệp
- Phê duyệt các vấn đề, chính sách tài chính, theo dõi, cũng như kiểm soát và đánh giá, điều chỉnh ngân sách và định mức chi phí trong hoạt động kinh doanh. Duyệt thu/chi phí, chuẩn bị các bản dự toán định kỳ.
- Thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư của doanh nghiệp.
- Thay mặt doanh nghiệp đàm phán và ký kết các hợp đồng thương mại.
- Tổ chức, điều hành, kiểm tra, đánh giá các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo định kỳ.
- Phê duyệt các dự án phát triển, đa dạng hóa sản phẩm doanh nghiệp; phân phối, tiếp thị sản phẩm ra các kênh trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Tổ chức cơ cấu, thiết lập bộ máy quản lý của doanh nghiệp, vận hành bộ máy nhân sự hiệu quả. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, các công việc hiệu quả của các phòng ban.
- Xây dựng kế hoạch nhân sự, tuyển dụng nhân viên cho doanh nghiệp. Phê duyệt các quy định, chính sách bổ nhiệm, miễn nhiệm, các quy chế tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp cho từng nhân viên. Duyệt kết quả đánh giá nhân viên và xác định kết quả khen thưởng cho từng nhân viên.
Mức lương của CEO có thực sự “khủng” như lời đồn?
CEO được xem là ông chủ nhưng cũng có cách gọi khác là “nhân viên cấp cao nhất” của doanh nghiệp, tổ chức. Họ cống hiến chất xám của mình cho sự phát triển của doanh nghiệp, vào kết quả chung của doanh nghiệp và xứng đáng được nhận mức lương thuộc mức “khủng”.
Tùy thuộc vào nhiều ngành nghề khác, lương của CEO dao động từ 25.000.000 VNĐ (mức thấp nhất) đến 135.000.000 VNĐ hoặc hàng trăm triệu đồng (mức cao nhất).
Thời gian dành cho các đầu việc “khủng” và những sức ép mà vị trí CEO phải đối mặt gấp 5 – 7 lần một nhân viên văn phòng bình thường. Bởi vậy so với một một “nhân viên văn phòng 8 tiếng” thì lương họ nhận được buộc phải gấp 20 – 30 lần.
Trên đây là tất tần tật những thông tin cần thiết nhất về CEO là gì? Và những điều liên quan đến SEO mà bạn cần biết. NewCA hy vọng bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn về vị trí cấp cao này.
Công Ty Cổ Phần NewCA
- Tổng đài CSKH: 1900 2066
- Hotline: 0936 208 068
- Website: https://newca.vn/