5 điều quan trọng cần biết về cách định khoản nghiệp vụ kế toán

5 điều quan trọng cần biết về cách định khoản nghiệp vụ kế toán

Cách định khoản nghiệp vụ kế toán cần đáp ứng các nguyên tắc và thực hiện các bước theo đúng quy định. Đây là nghiệp vụ kế toán quan trọng với mọi doanh nghiệp.

Cách định khoản nghiệp vụ kế toán là gì? Công việc này được quy định với những nguyên tắc ra sao? Các bước thực hiện cụ thể như thế nào? Tất tần tật thông tin về vấn đề này NewCA sẽ giúp bạn nắm rõ với những chia sẻ dưới đây. Bạn sẽ biết được mình nên làm để để tiến hành định khoản nghiệp vụ kế toán chính xác và hợp lệ nhất.

Hiểu thế nào là định khoản nghiệp vụ kế toán?

Thực ra, cách định khoản nghiệp vụ kế toán chính là công việc mà kế toán tiến hành xác định, ghi chép số tiền phát sinh vào bên nợ của 1 nghiệp vụ kế toán tài chính và bên Có đối với những tài khoản kinh tế liên quan khác. Trong nghiệp vụ kế toán hiện nay, công việc này sẽ được doanh nghiệp chia thành 2 loại gồm: định khoản phức tạp và định khoản đơn giản. Theo đó:

Công việc định khoản nghiệp vụ kế toán là nghiệp vụ quan trọng với kế toán viên
Công việc định khoản nghiệp vụ kế toán là nghiệp vụ quan trọng với kế toán viên
  • Định khoản phức tạp là quá trình định khoản liên quan từ 3 tài khoản kế toán tổng hợp trở lên.
  • Định khoản đơn giản là chỉ liên quan đến 2 tài khoản kế toán tổng hợp trong quá trình định khoản.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về phần mềm kế toán tại NewCA

Những nguyên tắc cần biết khi thực hiện cách định khoản nghiệp vụ kế toán

Đối với cách định khoản nghiệp vụ kế toán, bạn cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Xác định rõ tài khoản ghi Nợ trước và ghi Có sau.
  • Định khoản 1 tài khoản thì tổng số tiền ghi bên Nợ phải bằng tổng số tiền ghi bên Có.
  • Không thể gộp nhiều định khoản đơn giản trở thành 1 định khoản phức tạp nhưng được phép tách 1 định khoản phức tạp thành những định khoản đơn giản khác nhau.
  • Trong định khoản đơn giản thì 1 tài khoản ghi Nợ sẽ chỉ tương ứng với 1 tài khoản ghi Có.
  • Đối với định khoản phức tạp thì 1 tài khoản ghi nợ có thể đối ứng nhiều tài khoản ghi Có và ngược lại. Hoặc nhiều tài khoản ghi Nợ có thể đối ứng với các tài khoản ghi có.

Nguyên tắc dùng tài khoản khi định khoản nghiệp vụ kế toán

Muốn thực hiện đúng cách định khoản nghiệp vụ kế toán thì bạn phải tuân thủ đúng nguyên tắc dùng tài khoản kế toán như sau:

  • Các tài khoản loại 1 – 2 – 6 – 8 sẽ mang tính chất Tài Sản. Do đó, nếu phát sinh tăng sẽ ghi bên nợ còn phát sinh giảm sẽ ghi bên Có.
  • Các tài khoản 3 – 4 – 5 – 7 sẽ mang tính chất Nguồn Vốn. Đối với trường hợp này, nếu có phát sinh giảm sẽ ghi bên Nợ và tăng thì ghi bên Có.
  • Riêng các tài khoản đặc biệt như: TK 214 tức là Hao mòn tài sản cố định thì phát sinh tăng ghi bên Có, phát sinh giảm ghi bên Nợ. Ngoài ra,  tài khoản 521 là những khoản giảm trừ doanh thu thì nếu có phát sinh tăng sẽ ghi bên Nợ và phát sinh giảm sẽ ghi bên Có.

Hướng dẫn chi tiết cách định khoản nghiệp vụ kế toán

Để tiến hành cách định khoản nghiệp vụ kế toán, bạn chỉ cần thực hiện những bước sau:

Xác định đối tượng kế toán

Kế toán viên cần phải xác định rõ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh cần định khoản sẽ ảnh hưởng tới những đối tượng kế toán nào. Như vậy, công việc định khoản mới thực sự hiệu quả.

Xác định những tài khoản kế toán liên quan

Để tiến hành định khoản thì kế toán viên phải xác định rõ doanh nghiệp đang áp dụng chế độ kế toán nào. Ngoài ra, việc xác định tài khoản nào đang được dùng đối với đối tượng kế toán cũng rất quan trọng.

Xác định rõ hướng tăng hay giảm của tài khoản

Kế toán viên phải nắm rõ loại tài khoản và tài khoản đầu mấy. Đồng thời, kế toán cũng phải xác định chính xác xu hướng biến động của tài khoản cần định khoản là tăng hay giảm 

Tiến hành định khoản

Kế toán sẽ tiến hành xác định tài khoản nào là ghi Nợ và tài khoản nào ghi Có. Theo thông tin định khoản sẽ ghi số tiền tương ứng.

Các bước định khoản nghiệp vụ kế toán cơ bản cho kế toán viên
Các bước định khoản nghiệp vụ kế toán cơ bản cho kế toán viên

Những lưu ý cần biết khi thực hiện định khoản nghiệp vụ kế toán

Để cách định khoản nghiệp vụ kế toán hiệu quả, kế toán viên cần chú ý những thông tin sau:

  • Phải xem thông tin sổ Nhật ký chung vào năm trước của doanh nghiệp để thực hiện định khoản đúng tài khoản cần làm.
  • Những nghiệp vụ phát sinh lần đầu trong hoạt động kinh doanh thì kế toán có thể chọn tài khoản “lưỡng tính” như: 338 hay 138 để tiến hành định khoản. 
  • Cần phải đọc kỹ các chế độ kế toán mà doanh nghiệp đưa ra để đảm bảo việc định khoản kế toán có được kết quả chính xác nhất.

Câu hỏi thường gặp

Định khoản nghiệp vụ kế toán là gì?

cách định khoản nghiệp vụ kế toán chính là công việc mà kế toán tiến hành xác định, ghi chép số tiền phát sinh vào bên nợ của 1 nghiệp vụ kế toán tài chính và bên Có đối với những tài khoản kinh tế liên quan khác. Trong nghiệp vụ kế toán hiện nay, công việc này sẽ được chia thành 2 loại gồm: định khoản phức tạp và định khoản đơn giản

Cần lưu ý những gì khi định khoản nghiệp vụ kế toán?

Phải xem thông tin sổ Nhật ký chung vào năm trước của doanh nghiệp để thực hiện định khoản đúng tài khoản cần làm. Những nghiệp vụ phát sinh lần đầu trong hoạt động kinh doanh thì kế toán có thể chọn tài khoản “lưỡng tính” như: 338 hay 138 để tiến hành định khoản. Cần phải đọc kỹ các chế độ kế toán mà doanh nghiệp đưa ra để đảm bảo việc định khoản kế toán có được kết quả chính xác nhất.

NewCA đã giúp bạn nắm được thông tin quan trọng về cách định khoản nghiệp vụ kế toán trong bài trên. Hy vọng, chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn biết và tiến hành định khoản được chính xác nhất. Khi cần hỗ trợ thông tin, bạn đừng quên liên hệ NewCA để chúng tôi tư vấn mọi lúc.

CÔNG TY CỔ PHẦN NEWCA

Nef Digital SEOON