Bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ trong nước nên sử dụng loại hóa đơn nào? Thời điểm lập hóa đơn cho các hoạt động này là khi nào? Quy định về việc áp dụng hóa đơn điện tử trong các giao dịch bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ là gì?
Mục lục
Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa thì sử dụng loại hóa đơn nào?
Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về loại hóa đơn:
Điều 8: Loại hóa đơn
Hóa đơn quy định tại Nghị định này gồm các loại sau:
1. Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:
a) Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
b) Hoạt động vận tải quốc tế;
c) Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
d) Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
2. Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân như sau:
a) Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:
– Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
– Hoạt động vận tải quốc tế;
– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
– Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
b) Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.
…
Như vậy, đối với loại hóa đơn được sử dụng trong trường hợp bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ trong nước bao gồm:
- Hóa đơn giá trị gia tăng: Dành cho các tổ chức áp dụng phương pháp khấu trừ để khai thuế giá trị gia tăng.
- Hóa đơn bán hàng: Dành cho các tổ chức và cá nhân áp dụng phương pháp trực tiếp để khai và tính thuế giá trị gia tăng.
>>> Xem thêm: Rà soát công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh năm 2024
Thời điểm lập hóa đơn đối với hoạt động bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ là khi nào?
Dựa theo Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về thời điểm lập hóa đơn:
- Đối với hoạt động bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và hàng dự trữ quốc gia), hóa đơn phải được lập tại thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, bất kể tiền đã được thu hay chưa.
- Đối với cung cấp dịch vụ, hóa đơn cần được lập vào thời điểm hoàn tất việc cung cấp dịch vụ, không phụ thuộc vào việc đã thu tiền hay chưa. Nếu người cung cấp dịch vụ nhận tiền trước hoặc trong khi thực hiện dịch vụ, thời điểm lập hóa đơn là khi nhận được tiền (trừ trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng cho các dịch vụ như kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).
Lưu ý: Nếu hàng hóa được giao nhiều lần hoặc dịch vụ được bàn giao từng hạng mục, hóa đơn cần được lập cho từng lần giao hàng hoặc từng hạng mục dịch vụ theo khối lượng và giá trị tương ứng.
Việc áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được quy định như thế nào?
Việc áp dụng hóa đơn điện tử trong hoạt động bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ được quy định tại Điều 91 Luật Quản lý thuế 2019, cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp và tổ chức kinh tế phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế cho mọi giao dịch bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ, không phụ thuộc vào giá trị của từng lần giao dịch, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 của Điều này.
- Các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, nước sạch, tài chính tín dụng, bảo hiểm, y tế, thương mại điện tử, siêu thị, thương mại, vận tải (bao gồm hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, và đường thủy) cũng như các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan thuế, có hệ thống công nghệ thông tin và phần mềm kế toán, phần mềm lập hóa đơn điện tử đáp ứng yêu cầu lập, tra cứu và lưu trữ hóa đơn điện tử, và đảm bảo việc truyền dữ liệu đến người mua và cơ quan thuế, có thể sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế cho mọi giao dịch bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này cần lưu ý các trường hợp có nguy cơ thuế cao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và trường hợp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
- Hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh thuộc các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 51 của Luật này, cũng như các trường hợp có thể xác định doanh thu khi bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ, phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không đáp ứng được các điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 3 nhưng cần hóa đơn để giao cho khách hàng, hoặc doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác được cơ quan thuế chấp nhận cấp hóa đơn điện tử để giao cho khách hàng, có thể yêu cầu cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh. Trong trường hợp này, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải khai thuế và nộp thuế trước khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.
Hy vọng bài viết trên, NewCA đã giải đáp những thắc mắc cho bạn!
Tham khảo ngay Phần mềm Hóa đơn điện tử của NewCA – mang lại sự tiện lợi, an toàn, tăng cường tính chính xác của hệ thống tài chính, thuận tiện trong quá trình bán hàng hóa.
———————–
📍 NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ SỐ NEWCA
☎️ Tổng đài CSKH: 1900 2066
📞 Hotline: 0936.208.068
#NewCA #Laphoadon