Quy định về mã ngành đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp

Mã ngành đăng ký kinh doanh

Trong quá trình thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, bạn cần đăng ký ngành nghề kinh doanh theo mã ngành đăng ký kinh doanh của các lĩnh vực doanh nghiệp phù hợp. Hiện tại vẫn còn nhiều chủ thể băn khoăn về các quy định của mã ngành đăng ký kinh doanh và cách xác định chúng như thế nào là phù hợp nhất, với các lĩnh vực và ngành nghề mà doanh nghiệp đang vận hành. Vậy hãy cùng NewCA tìm hiểu rõ về vấn đề này nhé.

Ngành nghề kinh doanh là gì?

Ngành nghề kinh doanh là các ngành nghề mà đã được các chủ thể, thành viên, chủ sở hữu sáng lập xác định với mục đích thành lập, vận động các chiến lược để phát triển ngành nghề đó cho doanh nghiệp. Ngành nghề kinh doanh được chia ra làm 02 loại là:

  • Thứ nhất: ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
  • Thứ hai: ngành, nghề kinh doanh không có điều kiện.

Thực hiện phân loại ngành nghề kinh doanh giúp Nhà nước dễ dàng quản lý kinh tế và xã hội. Bên cạnh đó, việc phân loại sẽ tạo thành chuẩn mực cho từng loại hình kinh doanh đặc thù của doanh nghiệp cho các công ty, tổ chức.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về phần mềm kế toán tại NewCA

Thế nào là mã ngành đăng ký kinh doanh?

Theo định nghĩa, mã ngành đăng ký kinh doanh là dãy ký tự đã được mã hoá theo bảng chữ cái hoặc theo số nhằm xác định ngành nghề kinh doanh cụ thể. Do đó, khi đã đăng ký mã ngành nào, thì doanh nghiệp chỉ được phép hoạt động kinh doanh trong phạm vi lĩnh vực của ngành nghề đó theo quy định của pháp luật. 

Các quy định đối với mã ngành đăng ký kinh doanh
Các quy định đối với mã ngành đăng ký kinh doanh

Hệ thống mã ngành đăng ký kinh doanh 

Tùy thuộc vào mỗi loại hình mà doanh nghiệp đã đăng ký, hoạt động, chiến lược kinh doanh để bạn chuẩn bị các thủ tục thành lập doanh nghiệp phù hợp và bạn cần nắm rõ thông tin của ngành nghề kinh doanh là gì; mã ngành kinh doanh của ngành đó,  hay mã hóa ngành nghề theo hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam như thế nào.

Theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg, hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam quy định danh mục gồm 5 cấp:

  • Ngành cấp 1: Mã hóa theo bảng  chữ cái từ A đến U, gồm có 21 ngành để cập đến lĩnh vực hoạt động.
  • Ngành cấp 2: Mã hoá bởi 2 chữ số, gồm 88 ngành phân loại các hoạt động trong lĩnh vực ở Cấp 1.
  • Ngành cấp 3: Mã hoá bằng 3 số, gồm 242 ngành; đề cập mỗi hoạt động được phân loại tại Cấp 2.
  • Ngành cấp 4: Mã hóa bằng 4 số, gồm 486 ngành; đề cấp mỗi tên ngành trong mỗi hoạt động tại Cấp 3.
  • Ngành cấp 5: Mã hóa bằng 5 số, gồm 734 ngành; chi tiết các mã ngành được quy định tại Cấp 4.
Hệ thống mã ngành đăng ký kinh doanh 
Hệ thống mã ngành đăng ký kinh doanh 

Các quy định đối với mã ngành đăng ký kinh doanh 

Các quy định khi đăng ký mã ngành kinh doanh hoặc khi thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh được quy định trong 4 trường hợp:

#1. Trường hợp đối với ngành nghề kinh doanh không có điều kiện

  • Trước khi bổ sung mã ngành nghề Cấp 5, chủ thể phải đăng ký trước mã ngành Cấp 4 theo quy định của pháp luật.
  • Trong các trường hợp nếu muốn ghi chi tiết hơn mã ngành kinh doanh Cấp 4: Đầu tiên chọn một ngành, nghề Cấp 4; sau đó ghi chi tiết bên dưới các ngành nghề kinh doanh phù hợp với mã ngành tại Cấp 4 đó.

Ví dụ: Doanh nghiệp đăng ký ngành nghề bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy, mô tô và các xe có động cơ khác

Mã ngành nghề 4543: Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của mô tô, xe máy

Chi tiết: Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của mô tô, xe máy

#2. Trường hợp đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện 

Ghi theo mã ngành đăng ký kinh doanh trong văn bản pháp luật quy định đối với ngành nghề đó.

Ví dụ: Mã ngành 4631: Xuất khẩu gạo.

Các quy định đối với mã ngành đăng ký kinh doanh
Các quy định đối với mã ngành đăng ký kinh doanh

#3. Đối với ngành, nghề đầu tư không có trong hệ thống ngành kinh tế ở Việt Nam (được quy định ở văn bản pháp luật khác)

Mã ngành đăng ký kinh doanh cần viết chi tiết ngành, nghề theo quy định của văn bản pháp luật về ngành, nghề đó.

Ví dụ: Muốn kinh doanh thiết bị, vật tư PCCC (ngành nghề này được quy định tại điều 41 Nghị định 136/2020/NĐ-CP):

+ Mã ngành 4669: Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu.

+ Chi tiết: Bán buôn phương tiện, thiết bị, vật tư phòng cháy và chữa cháy.

#4. Ngành nghề không có trong hệ thống pháp luật Việt Nam (chưa được quy định tại văn bản khác)

Vẫn được đăng ký kinh doanh các ngành nghề không nằm trong danh mục cấm kinh doanh.

Được cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét, ghi nhận vào cơ sở dữ liệu quốc gia, gửi văn bản thông báo cho Tổng cục thống kê- Bộ KH&ĐT để bổ sung ngành nghề kinh doanh mới.

#5. Lưu ý 7 ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh

  • Kinh doanh chất ma tuý;
  • Kinh doanh, buôn bán các loại khoáng vật, hoá chất.
  • Mua, bán các mẫu vật của động vật hoang dã, thủy sản nguy cấp, quý hiếm có nguồn gốc được khai thác từ thiên nhiên;
  • Các tổ chức hoạt động liên quan đến con người: Mua, bán người, các bộ phận trên cơ thể người, những bào thai, hoặc liên quan đến sinh sản vô tính của con người;
  • Hoạt động kinh doanh mại dâm;
  • Kinh doanh pháo nổ;
  • Dịch vụ đòi nợ thuê.

Tóm tắt bài viết

Thế nào là mã ngành đăng ký kinh doanh?

Theo định nghĩa, mã ngành đăng ký kinh doanh là dãy ký tự đã được mã hoá theo bảng chữ cái hoặc theo số nhằm xác định ngành nghề kinh doanh cụ thể.

Hệ thống mã ngành đăng ký kinh doanh

Theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg, hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam quy định danh mục gồm 5 cấp:
– Ngành cấp 1: Mã hóa theo bảng  chữ cái từ A đến U, gồm có 21 ngành để cập đến lĩnh vực hoạt động.
– Ngành cấp 2: Mã hoá bởi 2 chữ số, gồm 88 ngành phân loại các hoạt động trong lĩnh vực ở Cấp 1.
– Ngành cấp 3: Mã hoá bằng 3 số, gồm 242 ngành; đề cập mỗi hoạt động được phân loại tại Cấp 2.
– Ngành cấp 4: Mã hóa bằng 4 số, gồm 486 ngành; đề cấp mỗi tên ngành trong mỗi hoạt động tại Cấp 3.
– Ngành cấp 5: Mã hóa bằng 5 số, gồm 734 ngành; chi tiết các mã ngành được quy định tại Cấp 4.

Với tất cả những thông tin trên, mong rằng NewCA có thể sẽ giải đáp phần nào những thắc mắc xoay quanh các vấn đề sinh trong quá trình đăng ký kinh doanh cụ thể là đối với các quy định của mã ngành đăng ký kinh doanh. Với đội ngũ nhân viên được đào tạo một cách chuyên nghiệp, kiến thức chuyên môn cao cùng với nhiều kinh nghiệm sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình đăng ký. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ dịch vụ hỗ trợ đăng ký kinh doanh NewCA để được tư vấn và hướng dẫn nhiệt tình nhé.

CÔNG TY CỔ PHẦN NEWCA

Nef Digital SEOON