Phân biệt số đăng ký kinh doanh và mã số thuế

Phân biệt số đăng ký kinh doanh và mã số thuế

Khi thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp và hộ kinh doanh sẽ gặp không ít các khó khăn và thắc mắc từ những vấn đề phát sinh trước và sau khi đăng ký kinh doanh. Trong đó, nhiều người vẫn chưa phân biệt được số đăng ký kinh doanh và mã số thuế có khác gì nhau hay không? Hãy cùng NewCA tìm hiểu để giải đáp thắc mắc trên qua bài viết sau.

Số đăng ký kinh doanh

Số đăng ký kinh doanh còn được gọi là “mã số doanh nghiệp”, hoặc mã số của hộ đăng ký kinh doanh. Theo quy định, các doanh nghiệp, tổ chức khi đã hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới được phép hoạt động.

Theo Điều 29 Luật doanh nghiệp quy định:

  • “Mã số doanh nghiệp có nghĩa là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác” 

“Số đăng ký kinh doanh” có tác dụng thực hiện các nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính; thực hiện quyền, cũng như các nghĩa vụ khác trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Mã số thuế

Mã số thuế được định nghĩa là dãy số, chữ cái hoặc các ký tự do cơ quan quản lý thuế chứng nhận cho người nộp thuế, theo quy định của Luật quản lý thuế. Doanh nghiệp được cấp mã số thuế sẽ được chứng minh, xác định trong việc nộp thuế, bao gồm những hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu được quản lý trên phạm vi toàn quốc. 

Mã số thuế có tác dụng phân biệt được từng người nộp thuế, tạo thuận lợi cho quá trình quản lý và giám sát của các doanh nghiệp hoặc các hộ kinh doanh. 

mWoJU2yC3ZXDzGqxY1kGZxOny6bGh25LSP4827wk1fv9eLifdEtjYMiCYo oyOoEf7ARlLCp7Pd5k5M9zdsQt7wKi Ki0tyANJXN9xy8scM974BTVuDoTWECPet4F1m mt rLUoeWSFrnn0nSe9div7H gCEdAayi7 g8dE3sM9FD ZaAnQ q zJw8dvZw
Mã số thuế

Số đăng ký kinh doanh và mã số thuế có khác nhau hay không?

Theo quy định của điều 08 Nghị định 01/2021/NĐ-CP: “Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời cũng chính là mã số thuế, và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.”

Trong quá trình vận hành doanh nghiệp, để thuận tiện nhà nước đã quy định mỗi doanh nghiệp chỉ được cấp một mã số duy nhất và không được phép sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác. Khi đã hoàn tất các quy trình đăng ký kinh doanh, chủ thể kinh doanh sẽ được nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trên giấy sẽ cung cấp một dãy số gọi là mã số doanh nghiệp, còn có thể gọi là mã số thuế.

Nhưng hiện nay vẫn còn một số các trường hợp các doanh nghiệp có số đăng ký kinh doanh và mã số thuế khác nhau. Nguyên nhân là vì trước khi Luật doanh nghiệp 2014 ra đời, không có quy định nào yêu cầu số đăng ký kinh doanh cũng chính là mã số thuế. Khi doanh nghiệp thành lập trước ngày 1/7/2015 sẽ có thể gặp tình trạng hai mã số không trùng khớp với nhau. Do đó, nếu đang mắc phải vấn đề này hãy đồng bộ số đăng ký kinh doanh và mã số thuế.

Vì vậy, pháp luật nước ta đã quy định mã số thuế cũng chính là số đăng ký kinh doanh (mã số doanh nghiệp) của các hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp, sau khi chủ thể kinh doanh được cấp giấy chứng nhận kinh doanh.

Nguyên tắc cấp mã số thuế 

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 127/2015/TT-BTC về vấn đề cấp mã số doanh nghiệp. Việc mã số doanh nghiệp được cấp khi nó được thực hiện tự động theo phương thức điện tử trên hệ thống “Đăng ký thuế của Tổng Cục Thuế”, theo quy định của Luật Doanh và Luật Quản Lý thuế. Việc cấp mã số doanh nghiệp được xác lập khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ từ Hệ thống thông tin quốc gia đối với quá trình đăng ký doanh nghiệp.

Các tổ chức kinh tế, tổ chức khác chỉ được cấp một mã số thuế duy nhất trong quá trình vận hành doanh nghiệp từ khi đăng ký thuế cho đến lúc doanh nghiệp không hoạt động nữa.

Bên cạnh đó, mã số thuế của tổ chức kinh tế và tổ chức khác sẽ được giữ nguyên sau khi chuyển sang cái loại hình, bán, tặng cho hay thừa kế.

Nguyên tắc cấp mã số thuế
Nguyên tắc cấp mã số thuế
  • Đối với mã số thuế số 10

Mã số thuế số 10 sẽ được cấp cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hay các tổ chức khác khi các tổ chức này có đầy đủ tư cách pháp nhân và có thể tự chịu trách nhiệm cho toàn bộ những hành vi của mình trong quá trình hoạt động kinh doanh trước pháp luật. Nó còn cấp cho đại diện hộ kinh doanh và cho các cá nhân khác theo thông tư 105/2020/TT-BTC.

  • Đối với mã số thuế số 13

Mã số thuế số 13 được cấp cho các chi nhánh, văn phòng đại diện cho doanh nghiệp với các mã số đơn vị phụ thuộc theo quy định của Luật doanh nghiệp.

“Các đơn vị phụ thuộc” của tổ chức kinh tế, tổ chức khác được định nghĩa là các đơn vụ được thành lập theo quy định của pháp luật và phát sinh nghĩa vụ thuế đối với các chủ thể kinh doanh. 

Dịch vụ hỗ trợ đăng ký kinh doanh – NewCA

Khi thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp có thể gặp những khó khăn về các vấn đề trước và sau khi đăng ký. Qua những thông tin trên, mong rằng có thể giải thích cho câu hỏi “số đăng ký kinh doanh và mã số thuế có gì khác nhau?” 

NewCA tự hào là nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ đăng ký kinh doanh đáng tin cậy. Với đội ngũ nhân viên nhiệt tình và dày dặn kinh nghiệm, dịch vụ của NewCA tự tin giải quyết những vấn đề liên quan đến đăng ký kinh doanh. Hãy để NewCA trở thành sự lựa chọn và là người bạn đồng hành của bạn.

Tóm tắt bài viết

Số đăng ký kinh doanh và mã số thuế có khác nhau hay không?

Theo quy định của điều 08 Nghị định 01/2021/NĐ-CP: “Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời cũng chính là mã số thuế, và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.”

Nguyên tắc cấp mã số thuế 

Việc cấp mã số doanh nghiệp được xác lập khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ từ Hệ thống thông tin quốc gia đối với quá trình đăng ký doanh nghiệp.

CÔNG TY CỔ PHẦN NEWCA

Nef Digital SEOON