Trong thành lập công ty và buôn bán kinh doanh, vốn góp là vấn đề then chốt nhất mà doanh nghiệp cần để tâm tới. Trên thực thế cho thấy, kinh doanh và góp vốn luôn được gắn liền với nhau. Vốn là yếu tố đầu tiên cũng như đóng vai trò rất quan trọng trong nền sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp. Chính vì vậy, hợp đồng góp vốn kinh doanh là giao dịch cần thiết mà các cá nhân tổ chức, doanh nghiệp luôn cần phải chú trọng hàng đầu. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn đọc về hợp đồng góp vốn kinh doanh.
Mục lục
Thế nào là hợp đồng góp vốn kinh doanh là gì?
Để có thể hiểu rõ hơn về hợp đồng góp vốn kinh doanh, NewCA sẽ tách ra và nêu rõ định nghĩa của 2 cụm từ: “Hợp đồng” và “Góp vốn”
Hợp đồng là gì?
“Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền nghĩa vụ dân sự” được quy định tại Điều 385 Bộ luật dân sự được ban hành năm 2015
Góp vốn là gì?
Góp vốn được người dân Việt Nam hiểu một cách đơn giản là: một người sẽ đem tiền bạc hoặc tài sản có giá trị góp vào một cuộc kinh doanh nào đó nhằm thu được lãi (lợi nhuận) cao hơn số tiền đem góp ban đầu.
Căn cứ vào Khoản 18 Điều 4 Luật doanh nghiệp ban hành năm 2020 đã nêu rõ: “Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập”
Hợp đồng góp vốn kinh doanh được hiểu như thế nào?
Theo quy định tại Bộ Luật dân sự 2015 và Luật doanh nghiệp 2020 không có khái niệm nói nói rõ về hợp đồng góp vốn kinh doanh. Vậy nên, dựa vào 2 khái niệm hợp đồng và góp vốn, Hợp đồng góp vốn kinh doanh được hiểu là loại hợp đồng được ký kết giữa các bên để thỏa thuận về việc cùng thực hiện một dự án kinh doanh nào đó nhằm tạo ra lợi nhuận.
Hợp đồng góp vốn kinh doanh cần phải có đầy đủ thông tin về các bên tham gia góp vốn, vốn góp và các phần chia lợi nhuận như nào cũng cần phải được nêu rõ trong hợp đồng.
Xét trên phương diện pháp lý, hợp đồng góp vốn kinh doanh có tầm quan trọng và có ý nghĩa rất lớn đối với các bên tham gia góp vốn kinh doanh, giúp hạn chế được nhiều vấn đề như tranh chấp về tiền bạc và tài sản có thể xảy ra sau này.
Xét trên phương diện kinh doanh, đây là phương thức để các cá nhân/tổ chức tham gia thực hiện để tạo ra tài sản của công ty, nhằm đảm bảo công ty thực hiện được các hoạt động kinh doanh đã đăng ký và đảm bảo các quyền lợi của các chủ nợ trong trường hợp công ty bị phá sản.
Nội dung cần phải có của hợp đồng góp vốn kinh doanh
Khi lập và soạn thảo hợp đồng góp vốn kinh doanh, thì các bên tham gia thỏa thuận có thể tự do trao đổi về nội dung hợp đồng nhưng trong hợp đồng phải có 9 nội dung sau đây:
- Thông tin về chủ thể ký kết hợp đồng: Phải xác định rõ được các thông tin của các bên tham gia ký kết hợp đồng.
- Đối tượng của hợp đồng: Cần phải ghi rõ số lượng, chất lượng của đối tượng đó.
- Phương thức thanh toán: các bên phải ghi rõ thanh toán bằng phương thức tiền mặt, hay chuyển khoản,… thỏa thuận về giá cần phải rõ ràng để tránh việc tranh chấp sau này.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên
- Phân chia lợi nhuận của các bên tham gia hợp đồng góp vốn kinh doanh
- Hiệu lực của hợp đồng: ghi rõ thời hạn của hợp đồng, địa điểm cụ thể khi giao dịch, và phương thức thực hiện hợp đồng góp vốn kinh doanh phải thật rõ ràng
- Quy định, nêu rõ trách nhiệm của mỗi bên tham gia
- Giải quyết tranh chấp: Các bên nên thỏa thuận nội dung này để giải quyết các tranh chấp nếu các bên không thể thỏa hiệp được với nhau khi đang thực hiện hợp đồng.
- Một số các khoản khác do các bên tự do thỏa thuận với nhau
Hình thức của hợp đồng góp vốn kinh doanh
Hợp đồng góp vốn kinh doanh là loại hợp đồng có thể có nhiều bên cùng tham gia góp vốn, các chủ thể gia đều có chung mục đích thu lại nhiều lợi nhuận hơn vốn mình góp. Vì các bên đã thỏa thuận đồng ý về điều khoản, cho nên bản hợp đồng này mang tính ưng thuận.
Tuy nhiên pháp luật đã quy định hợp đồng góp vốn kinh doanh phải thành lập văn bản, chính vì các nhà làm luật đã dự liệu rằng: Đây là bản hợp đồng khá phức tạp, và chính văn bản hợp đồng này sẽ là chứng cứ để giải quyết nếu có tranh chấp xảy ra:
- Đây là bản hợp đồng có sự đóng góp tiền bạc/tài sản của nhiều chủ thể
- Hợp đồng có thời hạn theo chu kỳ sản xuất kinh doanh
- Đôi khi sẽ xảy ra thay đổi chủ thể trong quá trình thực hiện hợp đồng ( có thêm hoặc rút bớt các thành viên)
- Sẽ có đại diện của các thành viên trong việc xác lập, thực một giao dịch mới với bên thứ ba
Với hình thức văn bản của hợp đồng góp vốn kinh doanh, sẽ có thêm người làm chứng hoặc các bên tự thỏa thuận chọn hình thức công chứng để đảm bảo tính minh bạch của hợp đồng.
Tóm tắt bài viết
Hợp đồng góp vốn kinh doanh là gì?
Theo quy định tại Bộ Luật dân sự 2015 và Luật doanh nghiệp 2020 không có khái niệm nói nói rõ về hợp đồng góp vốn kinh doanh. Dựa trên 2 khái niệm hợp đồng và góp vốn, có thể hiểu đơn giản hợp đồng góp vốn kinh doanh là hợp đồng được ký kết giữa các bên để thỏa thuận về việc cùng thực hiện một dự án kinh doanh nào đó nhằm tạo ra lợi nhuận.
Hình thức của hợp đồng góp vốn kinh doanh
Pháp luật đã quy định hợp đồng góp vốn kinh doanh phải thành lập văn bản, chính vì các nhà làm luật đã dự liệu rằng: Đây là bản hợp đồng khá phức tạp, và chính văn bản hợp đồng này sẽ là chứng cứ để giải quyết nếu có tranh chấp xảy ra.
Qua bài viết trên, NewCA đã đưa ra các thông tin quan trọng nhất về hợp đồng góp vốn kinh doanh đến với bạn đọc. Hy vọng rằng, bạn đọc đã có thể nắm rõ được về hợp đồng góp vốn kinh doanh, qua đó có thể đưa ra những quyết định có lợi cho mình.
Trân trọng cảm ơn!
CÔNG TY CỔ PHẦN NEWCA
- Tổng đài CSKH: 1900 2066
- Hotline: 0936 208 068
Website: https://newca.vn/