Ngày nay, không khó để bắt gặp những tin tức về các vụ kiện tụng và tranh chấp do chậm thanh toán theo hợp đồng. Pháp luật ban hành chế tài xử phạt hành vi vi phạm hợp đồng kinh tế nhằm bảo vệ quyền lợi của bên bị vi phạm. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng hiểu rõ về “Phạt chậm thanh toán trong hợp đồng kinh tế”. Hãy cùng NewCA tìm hiểu rõ trong bài viết sau.
Mục lục
Phạt chậm thanh toán trong hợp đồng kinh tế là gì?
Căn cứ vào Điều 418- Bộ luật dân sự 2015 quy định “Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng kinh tế, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.”
Hiểu nôm na, phạt chậm thanh toán trong hợp đồng kinh tế là một chế tài dựa theo sự thỏa thuận từ trước của các bên cùng tham gia vào hợp đồng. Bên vi phạm sẽ phải nộp một khoản phí cho bên còn lại. Thông thường, khoản tiền này là khoản tiền lãi suất của khoản tiền thanh toán.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu về phần mềm kế toán tại NewCA
Vai trò của việc quy định về mức phạt chậm thanh toán trong hợp đồng kinh tế
Phạt chậm thanh toán nói riêng và vi phạm hợp đồng nói chung là một loại chế tài do các bên tự lựa chọn. Có ý nghĩa như một biện pháp răn đe, đề phòng, trừng phạt hành vi vi phạm hợp đồng.
Quy định rõ mức phạt chậm thanh toán trong hợp đồng kinh tế, nhằm nâng cao ý thức tôn trọng hợp đồng và có trách nhiệm hơn của các bên.
Nếu xảy ra trường hợp chậm thanh toán thì bên còn lại nên xử lý như thế nào?
Vi phạm nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng là hành vi thường gặp và nghiêm trọng nhất bởi mục đích giao kết của đa số là lợi nhuận. Trường hợp một bên chậm thanh toán thì bên còn lại có thể áp dụng các chế tài sau:
- Chế tài buộc các bên phải thực hiện đúng hợp đồng: Theo đó, bên bị vi có quyền yêu cầu bên chậm thanh toán trong hợp đồng kinh tế phải thực hiện đúng hợp đồng. Bên bị vi phạm có thể gia hạn thêm một thời gian với mục đích để bên vi phạm khắc phục hậu quả
- Áp dụng chế tài vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại
- Áp dụng chế tính tiền lãi suất khoản tiền nợ (khoản chậm thanh toán) kèm theo áp dụng lãi suất chậm trả đối với khoản tiền nợ bên vi phạm chưa thanh toán
Pháp luật quy định về phạt chậm thanh toán trong hợp đồng kinh tế
Trường hợp chậm thanh toán, người bị vi phạm có khả năng chịu ít nhất một chế tài vi phạm. Đó có thể là chế tài xử phạt vi phạm hợp đồng hoặc phạt trả tiền lãi đối với số tiền chậm thanh toán.
#1. Trường hợp phải chịu chế tài phạt chậm thanh toán trong hợp đồng kinh tế
Nếu chậm thanh toán thuộc trường hợp chịu chế tài phạt vi phạm hợp đồng thì nội dung điều khoản này cần tuân thủ theo Điều 418 – Luật dân sự 2015 như chúng tôi đã đề cập ở đầu bài viết.
Mức phạt hành vi vi phạm thanh toán chậm do các bên thỏa thuận trước đó, ngoại trừ trường hợp luật liên quan sẽ có quy định khác. Vì thế, chủ thể hợp đồng có thể bàn bạc và thỏa thuận về vấn đề bên vi phạm nghĩa vụ thanh toán chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa chịu cả hai.
Trong trường hợp các bên có thỏa thuận trong hợp đồng về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm kèm theo bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm chỉ phải chịu phạt vi phạm.
Mặt khác, theo Điều 301 – Luật thương mại số 36/2005/QH11 nêu rõ “ Mức phạt vi phạm không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.”
Ví dụ
Công ty TNHH X ký hợp đồng kinh tế với nhà cung cấp Y. Theo đó, ngày 22/12/2022 nhà cung cấp Y phải giao cho công ty X : 1000 sản phẩm sữa B (đơn giá 15.000/sp). Đồng thời công ty X phải quyết toán đủ số tiền 15.000.000 VNĐ trong ngày hôm đó.
Hai bên ký kết thỏa thuận, bên vi phạm hợp đồng sẽ bị phạt vi phạm 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng vi phạm. Tuy nhiên, đến ngày 22/12/2022, công ty X đã nhận 1000 sản phẩm nhưng chưa trả hết số tiền 15 triệu đồng, đơn vị đã chuyển khoản cho nhà cung cấp 10 triệu.
Dựa theo quy định, công ty X có trách nhiệm nộp đủ số tiền còn thiếu và nộp 800.000 tiền vi phạm hợp đồng.
#2. Trường hợp phạt chậm thanh toán chịu tiền lãi
Dựa theo Điều 357, Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Nếu bên có nghĩa vụ chậm thanh toán tiền thì bên đó phải trả lãi với số tiền chậm trả. Khoản tiền này phải tương ứng với thời gian chậm trả.”
Mặt khác, lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định dựa trên thỏa thuận của các bên. Song, mức lãi suất này không được vượt quá mức lãi suất được quy định ở Khoản 1 – Điều 468. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì áp dụng theo Khoản 2 Điều 468.”
Trường hợp các bên đã thỏa thuận về vấn đề trả lãi nhưng không xác định rõ lãi suất dẫn đến tình trạng tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được tính bằng 50% mức lãi suất giới hạn (Quy định tại Khoản 1 Điều 468). Nếu các bên có thỏa thuận về lãi suất thì mức lãi suất này không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay.
Tóm lược nội dung
Phạt chậm thanh toán trong hợp đồng kinh tế là gì?
Phạt chậm thanh toán trong hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng kinh tế, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
Nếu xảy ra trường hợp chậm thanh toán thì bên còn lại nên xử lý như thế nào?
Trường hợp một bên bị phạt chậm thanh toán trong hợp đồng kinh tế thì bên còn lại có thể áp dụng các chế tài sau:
– Chế tài buộc các bên phải thực hiện đúng hợp đồng
– Áp dụng chế tài vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại
– Áp dụng chế tính tiền lãi suất khoản tiền nợ (khoản chậm thanh toán)
Tóm lại, nếu hợp đồng đã thỏa thuận sẵn về phạt chậm thanh toán trong hợp đồng kinh tế thì bên nào vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm theo đúng điều khoản ghi rõ trước đó.
CÔNG TY CỔ PHẦN NEWCA
- Tổng đài CSKH: 1900 2066
- Hotline: 0936 208 068
- Website: https://newca.vn/