Tìm hiểu về hợp đồng điện tử và chữ ký số

Tìm hiểu về hợp đồng điện tử và chữ ký số

Hợp đồng điện tử và chữ ký số đang ngày càng được ưa chuộng hơn nhờ tính tiện lợi và khả năng bảo mật an toàn tối ưu. Pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện quy định để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp khi giao kết bằng phương thức này.

Vậy hợp đồng điện tử và chữ ký số được thực hiện khi giao kết hợp đồng như thế nào? Hãy cùng NewCA tìm hiểu các thông tin quan trọng qua bài viết sau.

Tìm hiểu khái niệm về hợp đồng điện tử và chữ ký số

Khái niệm về hợp đồng điện tử

Dựa theo quy định tại Điều 33 Luật Giao dịch điện tử năm 2005, khái niệm hợp đồng điện tử được hiểu như sau: 

“Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông tin dữ liệu theo quy định của Luật này.”

Điều này có thể hiểu, hợp đồng điện tử được thiết lập dưới dạng thông tin dữ liệu tạo ra. Được gửi đi, nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Trong đó, phương tiện điện tử hoạt động dựa trên công nghệ điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây,… hoặc các công nghệ tương tự.

Giao kết hợp đồng điện tử là sử dụng nguồn thông tin dữ liệu để tiến hành toàn bộ giao dịch trong quá trình ký kết hợp đồng. Trong lúc này, thông báo sẽ dưới dạng thông điệp dữ liệu và có giá trị pháp lý tương tư như hợp đồng giấy truyền thống.

Khái niệm về chữ ký số

Có rất nhiều góc độ để định nghĩa về chữ ký số. Dưới góc độ doanh nghiệp, sử dụng chữ ký số nhưng một thiết bị đã mã hóa dữ liệu, thông tin của chủ thể doanh nghiệp. Được dùng để ký thay cho các chữ ký trên các loại văn bản, tài liệu số thực hiện trong giao dịch trực tuyến và qua mạng Internet.

Dựa vào khoản 6 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP, quy định chi tiết về chữ ký số được hiểu như sau: Chữ ký số là dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng. Từ đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định chính xác:

  • Việc thay đổi nêu trên tạo ra bằng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa.
  • Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.
Khái niệm về chữ ký số
Khái niệm về chữ ký số

Hợp đồng điện tử có thể ký bằng chữ ký số?

Hiện nay, theo quy định về chữ ký trên hợp đồng điện tử theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử năm 2005 như sau:

  • Chữ ký được tạo lập dưới dạng dữ liệu điện tử như chữ, ký hiệu, hình ảnh,…
  • Chữ ký được gắn liền với hợp đồng điện tử một cách logic, chẳng hạn dưới dạng Word hoặc PDF.
  • Người dùng có thể dễ dàng nhận dạng chữ ký thông qua chữ ký điện tử. Chữ ký phải xác nhận được người ký và thông qua chữ ký điện tử để thể hiện sự chấp thuận đối với các nội dung trên hợp đồng.

Với những đặc điểm được nêu trên, ta có thể thấy hợp đồng điện tử có thể sử dụng chữ ký số để ký kết. Vì chữ ký số được biểu hiện dưới dạng chữ ký điện tử. Chúng được tạo ra bằng sự biến đổi thông điệp dữ liệu qua hệ thống mật mã không đối xứng. USB Token được cung cấp bởi các đơn vị chứng thực chữ ký số công cộng. Cho nên, mỗi doanh nghiệp, cá nhân khi đăng ký sẽ có một chữ ký số riêng biệt để giao kết hợp đồng điện tử. 

Tính pháp lý của hợp đồng điện tử và chữ ký số trong quá trình giao kết

Theo nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định trường hợp hợp đồng điện tử cần có chữ ký điện tử hoặc con dấu của tổ chức thì có thể ký bằng chữ ký số. Đặc biệt, chữ ký số này bắt buộc phải được cấp phép bởi CA tại Việt Nam cho cá nhân hoặc doanh nghiệp đó.

Chữ ký số được xem là hợp lệ khi đáp ứng mọi điều kiện và được tạo ra trong khoảng thời gian chứng thư số có hiệu lực. Sẽ được kiểm tra bằng khóa công khi ghi trên chứng thư số đó.

Tính pháp lý của hợp đồng điện tử và chữ ký số trong quá trình giao kết
Tính pháp lý của hợp đồng điện tử và chữ ký số trong quá trình giao kết

CyberSign – Tối ưu hóa ký số trên hợp đồng điện tử

Giờ đây, thay vì giao kết hợp đồng điện tử theo phương thức hợp đồng giấy truyền thống, bạn có thể sử dụng chữ ký số trên hợp đồng điện tử. Phần mềm CyberSign là một trong những giải pháp hữu hiệu, hỗ trợ ký hợp đồng một cách hiệu quả nhất. 

CyberSign cho phép doanh nghiệp, cá nhân ký và duyệt văn bản nội bộ, thiết lập quy trình và giao kết hợp đồng điện tử. Chỉ với một vài thao tác đơn giản, bạn có thể thực hiện ký kết nhiều văn bản cùng một lúc giúp tối ưu hóa quá trình vận hành. 

Quy trình sử dụng chữ ký số trên hợp đồng điện tử qua CyberSign gồm 3 bước:

  • Bước 1: Tải file văn bản và tài liệu đã được soạn sẵn lên trên phần mềm. 
  • Bước 2: Thực hiện thao tác ký số trên hợp đồng theo nghiệp vụ quy trình ký. 
  • Bước 3: Kiểm tra lại toàn bộ nội dung và chữ ký số có trong hợp đồng. Sau đó tải xuống, chia sẻ và gửi mail cho đối tác.

Tóm lược nội dung

Hợp đồng điện tử có thể ký bằng chữ ký số?

Như đã đề cập ở trên, hợp đồng điện tử hoàn toàn có thể sử dụng chữ ký số để ký kết. Vì chữ ký số được biểu hiện dưới dạng chữ ký điện tử. Chúng được tạo ra bằng sự biến đổi thông điệp dữ liệu qua hệ thống mật mã không đối xứng.

Tính pháp lý của hợp đồng điện tử và chữ ký số trong quá trình giao kết

Theo nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định trường hợp hợp đồng điện tử cần có chữ ký điện tử hoặc con dấu của tổ chức thì có thể ký bằng chữ ký số. Đặc biệt, chữ ký số này bắt buộc phải được cấp phép bởi CA tại Việt Nam cho cá nhân hoặc doanh nghiệp đó.
Chữ ký số được xem là hợp lệ khi đáp ứng mọi điều kiện và được tạo ra trong khoảng thời gian chứng thư số có hiệu lực. Sẽ được kiểm tra bằng khóa công khi ghi trên chứng thư số đó.

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn nắm rõ hơn khái niệm về hợp đồng điện tử và chữ ký số. Theo đó, chữ ký số đã được pháp luật công nhận là có giá trị pháp lý trên hợp đồng điện tử. Mọi ý kiến thắc mắc và các thông tin cần giải đáp, quý khách hàng vui lòng liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng của NewCA để được hỗ trợ. 

CÔNG TY CỔ PHẦN NEWCA

Nef Digital SEOON