02 cách tra cứu hóa đơn điện tử trực tuyến theo Tổng Cục Thuế – 7 mẫu hóa đơn mới nhất theo Thông tư 78

Tra cứu hóa đơn điện tử

Trong thời đại số hóa hiện nay, hóa đơn điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong các giao dịch thương mại. Việc quản lý và tra cứu hóa đơn điện tử trở nên đơn giản hơn bao giờ hết nhờ các ứng dụng và cổng thông tin trực tuyến. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn hai cách đơn giản nhất để tra cứu hóa đơn điện tử trực tuyến theo quy định của Tổng cục Thuế, đồng thời giới thiệu 7 mẫu hóa đơn mới nhất theo Thông tư 78.

02 cách tra cứu hóa đơn điện tử trực tuyến theo Tổng Cục Thuế

Hai cách tra cứu hóa đơn điện tử trực tuyến theo hướng dẫn của Tổng Cục Thuế:

Cách 1: Sử dụng ứng dụng “Hóa Đơn Điện Tử TCT”

Bước 1: Tải ứng dụng “Hóa Đơn Điện Tử TCT” từ Google Play (dành cho thiết bị Android) hoặc từ Apple Store (dành cho thiết bị iOS).

AD 4nXdn1sXnVW99qcNR 57s HUVpK2ToD0EeYZx7ZvBCRsAv

Bước 2: Tiếp theo, bạn chọn Mục “Tra cứu HĐĐT”

AD 4nXcb1UxMoBX990L8cPcs4FRZoHs7fxm5EGl5n3WfyMSQo6vviBjF6hp9BTvQdjAqPE3PyLt4MTKsilhDWKOkjVjX2m TWWmqHZG0DOrKjFhC ICo0G rvH1nJHS3eSQY5dpztcIWEQ?key=pKkerBYmwnw6cklgVcefkzQJ

Bước 3: Bạn sẽ tiến hành nhập thông tin để tra cứu Hóa đơn điện tử

Nhập đầy đủ các thông tin bắt buộc có (*)

– MST người bán

– Loại hóa đơn

– Ký hiệu hóa đơn

– Số hóa đơn

– Mã catcha

-> Chọn “Tìm kiếm”

AD 4nXdbZrVXB0P xgggrKWy EgNvwPEMpb0yBHvAIx44fjlFbjXqrMdXSBMCyNDQzGQfo vTZE4j2Bf7UVe8OKbgnR3X9leTb2LCEnPrTpqQI47Q1 UZcrXdh2BEnrqL4WZZO7c1SDOVA?key=pKkerBYmwnw6cklgVcefkzQJ

Cách 2: Qua Bộ cài Plugin Hóa đơn điện tử được cung cấp tại Cổng thông tin Hóa đơn điện tử tại địa chỉ: https://hoadondientu.gdt.gov.vn

Bước 1: Đầu tiên, bạn nhấn vào đường Link sau: https://hoadondientu.gdt.gov.vn/

Bước 2:

AD 4nXdAQ jeH1eZu6FSEI2xEw3tCvfYcSgF9lk4sueBA su1PSU64TSSfzTVi L7qLaIzRnxL36Y8LsFRRyBrK7NN 0PyA3nVTGvadEQPTpDbnHpLfI7l9eDZxgQD q0ehewdIZgoEKjg?key=pKkerBYmwnw6cklgVcefkzQJ

Bước 3: Tiếp sau đó, bạn tiến hành nhập thông tin để tra cứu Hóa đơn điện tử

Nhập đầy đủ các thông tin bắt buộc có (*)

– MST người bán

– Loại hóa đơn

– Ký hiệu hóa đơn

– Số hóa đơn

– Mã catcha

-> Chọn “Tìm kiếm”

Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã từ cơ quan thuế, được tổ chức hoặc cá nhân lập bằng phương tiện điện tử khi bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ, để ghi nhận thông tin theo các quy định về kế toán và thuế. Hóa đơn này có thể bao gồm trường hợp được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối truyền dữ liệu với cơ quan thuế. Cụ thể:

(i) Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là loại hóa đơn được cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân gửi cho người mua. Mã này bao gồm một số giao dịch duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra, cùng với một chuỗi ký tự mã hóa theo thông tin hóa đơn của người bán.

(ii) Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn do tổ chức bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ gửi cho người mua nhưng không có mã của cơ quan thuế.

image

Tổng hợp 07 Mẫu hóa đơn điện tử theo Thông tư 78?

7 Mẫu hóa đơn điện tử theo Thông tư 78 được quy định chi tiết trong Phụ lục II, ban hành kèm theo Thông tư 78/2021/TT-BTC, bao gồm:

STTMẫu tham khảoTên loại hóa đơn
1Mẫu tham khảo số 1Hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia
2Mẫu tham khảo số 2Hóa đơn bán tài sản công
3Mẫu tham khảo số 3Hóa đơn điện tử giá trị gia tăng (dùng cho một số tổ chức, doanh nghiệp đặc thù)
4Mẫu tham khảo số 4Hóa đơn điện tử giá trị gia tăng (dùng cho một số tổ chức, doanh nghiệp đặc thù thu bằng ngoại tệ)
5Mẫu tham khảo số 5Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý điện tử
6Mẫu tham khảo số 6Hóa đơn giá trị gia tăng do Cục Thuế phát hành
7Mẫu tham khảo số 7Hóa đơn bán hàng do Cục Thuế phát hành

Tải ngay 07 Mẫu hóa đơn điện tử theo Thông tư 78 TẠI ĐÂY

Hướng dẫn bảo quản và lưu trữ hóa đơn, chứng từ theo quy định

Quy định về bảo quản và lưu trữ hóa đơn, chứng từ được nêu tại Điều 6 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, gồm các nội dung sau:

(1) Việc bảo quản và lưu trữ hóa đơn, chứng từ cần đảm bảo:

(i) Độ an toàn, bảo mật, toàn vẹn, đầy đủ và không có sự thay đổi hay sai lệch trong suốt thời gian lưu trữ;

(ii) Tuân thủ thời hạn lưu trữ theo quy định của pháp luật về kế toán.

(2) Đối với hóa đơn và chứng từ điện tử, cần bảo quản và lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có thể lựa chọn phương thức lưu trữ phù hợp với đặc thù hoạt động và khả năng ứng dụng công nghệ của mình. Hóa đơn và chứng từ điện tử phải có khả năng in ra hoặc truy cập khi cần thiết.

(3) Đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in và các loại chứng từ tự in:

(i) Hóa đơn và chứng từ chưa sử dụng phải được lưu trữ và bảo quản trong kho theo quy định về chứng từ có giá trị;

(ii) Hóa đơn và chứng từ đã lập tại các đơn vị kế toán phải tuân thủ quy định lưu trữ chứng từ kế toán;

(iii) Đối với các tổ chức, hộ và cá nhân không phải đơn vị kế toán, hóa đơn và chứng từ đã lập được bảo quản và lưu trữ như tài sản riêng.

Việc nắm vững cách tra cứu hóa đơn điện tử và hiểu rõ các mẫu hóa đơn mới nhất không chỉ giúp doanh nghiệp quản lý tài chính hiệu quả mà còn đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật. Hãy tận dụng những thông tin đã được cung cấp để tối ưu hóa quy trình làm việc và nâng cao sự minh bạch trong kinh doanh.

image 1

———————–

📍 NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ SỐ NEWCA

📧 [email protected]

☎️ Tổng đài CSKH: 1900 2066

📞 Hotline: 0936.208.068

#NewCA#Chuyendoiso #tracuuhoadondientu

Nef Digital SEOON