Báo cáo tài chính là một công cụ không thể thiếu trong hoạt động của mọi doanh nghiệp. Vậy, báo cáo tài chính có vai trò gì trong việc quản lý và điều hành doanh nghiệp? Và một bộ báo cáo tài chính đầy đủ bao gồm những loại báo cáo nào?
Mục lục
Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán dùng để làm gì? Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán gồm những báo cáo nào?
Theo khoản 1 Điều 3 của Luật Kế toán 2015, báo cáo tài chính là một hệ thống thông tin về kinh tế và tài chính của đơn vị kế toán, được trình bày theo các mẫu biểu được quy định trong chuẩn mực và chế độ kế toán.
Căn cứ khoản 1 Điều 29 của Luật Kế toán 2015, báo cáo tài chính của đơn vị kế toán nhằm mục đích tổng hợp và giải thích về tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động của đơn vị đó.
Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán gồm những báo cáo sau:
– Báo cáo tình hình tài chính.
– Báo cáo kết quả hoạt động.
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
– Thuyết minh báo cáo tài chính.
– Báo cáo khác theo quy định của pháp luật.
Lập Báo cáo tài chính dễ hơn bao giờ hết khi các Doanh nghiệp sử dụng phần mềm Kế toán xCyber Books của NewCA. Phần mềm tích hợp những tính năng mới nhất, đầy đủ báo cáo, biểu mẫu, trích xuất số liệu cụ thể và rõ ràng giúp nhân sự Kế toán tiết kiệm 80 phút mỗi ngày. Trải nghiệm ngay!
Thời điểm nào đơn vị kế toán cần lập báo cáo tài chính?
Thời điểm lập báo cáo tài chính của đơn vị kế toán được quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Kế toán 2015 như sau:
Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán
…
2. Việc lập báo cáo tài chính của đơn vị kế toán được thực hiện như sau:
a) Đơn vị kế toán phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm; trường hợp pháp luật có quy định lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác thì đơn vị kế toán phải lập theo kỳ kế toán đó;
b) Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. Đơn vị kế toán cấp trên phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trong cùng đơn vị kế toán cấp trên;
c) Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán; trường hợp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do;
d) Báo cáo tài chính phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.
3. Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.
4. Bộ Tài chính quy định chi tiết về báo cáo tài chính cho từng lĩnh vực hoạt động; trách nhiệm, đối tượng, kỳ lập, phương pháp lập, thời hạn nộp, nơi nhận báo cáo và công khai báo cáo tài chính.
Theo quy định, đơn vị kế toán cần lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm. Nếu pháp luật yêu cầu lập báo cáo theo kỳ kế toán khác, thì đơn vị kế toán phải thực hiện theo kỳ kế toán được quy định đó.
>>> Có thể bạn quan tâm: 02 mẫu hóa đơn điện tử giá trị gia tăng mới nhất 2024 dành cho một số tổ chức, doanh nghiệp đặc thù?
Đâu là thời hạn công khai báo cáo tài chính của đơn vị kế toán?
Việc công khai báo cáo tài chính của đơn vị kế toán được thực hiện trong thời hạn theo quy định tại Điều 32 Luật Kế toán 2015 như sau:
Hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính
1. Việc công khai báo cáo tài chính được thực hiện theo một hoặc một số hình thức sau đây:
a) Phát hành ấn phẩm;
b) Thông báo bằng văn bản;
c) Niêm yết;
d) Đăng tải trên trang thông tin điện tử;
đ) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
2. Hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính của đơn vị kế toán sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Đơn vị kế toán không sử dụng ngân sách nhà nước, đơn vị kế toán có sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nộp báo cáo tài chính.
4. Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Trường hợp pháp luật về chứng khoán, tín dụng, bảo hiểm có quy định cụ thể về hình thức, thời hạn công khai báo cáo tài chính khác với quy định của Luật này thì thực hiện theo quy định của pháp luật về lĩnh vực đó.
Như vậy, thời hạn công khai báo cáo tài chính của đơn vị kế toán được quy định như sau:
(1) Đối với các đơn vị kế toán sử dụng ngân sách nhà nước, thời hạn công khai thực hiện theo các quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
(2) Đối với đơn vị kế toán không sử dụng ngân sách nhà nước nhưng có quản lý các khoản đóng góp từ Nhân dân, báo cáo tài chính năm phải được công khai trong vòng 30 ngày kể từ ngày nộp báo cáo tài chính.
(3) Đối với đơn vị kế toán thuộc lĩnh vực kinh doanh, báo cáo tài chính năm phải được công khai trong vòng 120 ngày kể từ khi kết thúc kỳ kế toán năm.
Trường hợp pháp luật trong các lĩnh vực như chứng khoán, tín dụng, bảo hiểm có quy định riêng về hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính, thì phải tuân thủ theo các quy định đó.
Trong thời đại kinh tế số, báo cáo tài chính ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng hơn. Các doanh nghiệp không chỉ phải tuân thủ các quy định về kế toán mà còn phải đối mặt với những yêu cầu ngày càng cao về tính minh bạch và trách nhiệm xã hội. Việc xây dựng và công bố báo cáo tài chính của đơn vị kế toán chất lượng cao là một yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư và xây dựng uy tín trên thị trường.
Nhân sự Kế toán và các Doanh nghiệp hoàn toàn có thể trải nghiệm các sản phẩm trong hệ sinh thái NewCA – giải quyết mọi khó khăn về hóa đơn, quản lý tài chính, báo cáo tài chính đến các vấn đề BHXH cho nhân sự. Không thể bỏ lỡ!
———————–
NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ SỐ NEWCA
Tổng đài CSKH: 1900 2066
Hotline: 0936.208.068