Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là khoản thuế bắt buộc mà các doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước sau khi trừ đi các khoản chi phí hợp lý theo quy định của pháp luật. Việc tính toán thuế TNDN chính xác và đầy đủ là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi doanh nghiệp.
Tuy nhiên, luật thuế TNDN thường xuyên thay đổi, khiến cho việc cập nhật và áp dụng các quy định mới trở nên khó khăn với nhiều doanh nghiệp. Do đó, hướng dẫn cách tính thuế TNDN mới nhất là một tài liệu vô cùng quan trọng và cần thiết cho các doanh nghiệp.
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn hướng dẫn chi tiết về cách tính thuế TNDN theo quy định mới nhất năm 2024. Bài viết bao gồm các nội dung sau:
- Xác định doanh thu chịu thuế TNDN
- Xác định các khoản chi được trừ khi tính thuế TNDN
- Tính toán thuế TNDN phải nộp
- Hồ sơ quyết toán thuế TNDN
Với hướng dẫn chi tiết và dễ hiểu trong bài viết này, bạn có thể tự tin tính toán thuế TNDN cho doanh nghiệp mình một cách chính xác và đầy đủ.
Mục lục
Đối tượng nào phải nộp thuế TNDN
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP (Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật thuế TNDN), người nộp thuế TNDN bao gồm các đối tượng sau:
- Doanh nghiệp được thành lập dựa theo quy định của Pháp luật Việt Nam.
- Đơn vị sự nghiệp công, ngoài công lập có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa/dịch vụ phát sinh thu nhập chịu thuế trong tất cả các lĩnh vực.
- Tổ chức thành lập và hoạt động tuân theo Luật Hợp tác xã.
- Doanh nghiệp được thành lập tuân theo quy định của luật nước ngoài nhưng có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
- Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa/dịch vụ phát sinh thu nhập chịu thuế.
Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Kế toán viên lưu ý: Theo hướng dẫn cách tính thuế TNDN mới nhất, doanh nghiệp khi tạm tính thuế TNDN và nộp thì không cần phải làm tờ khai tạm tính thuế TNDN theo quý nữa mà chỉ tính ra số tiền tạm tính và nộp theo số đó, sau đó sẽ thực hiện lập tờ khai quyết toán thuế TNDN vào cuối năm.
Hãy cùng xem cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào trong hướng dẫn sau đây!
Theo Điều 1 Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 78/2014/TT-BTC, thuế TNDN được xác định theo công thức sau:
Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – phần trích lập quỹ KHCN (nếu có)) x Thuế suất thuế TNDN |
Trong đó:
- Thu nhập tính thuế xác định theo công thức:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế – Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định |
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác |
Thuế suất thuế TNDN: theo quy định tại Điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTC, tính từ thời điểm 01/01/2014:
- Tất cả các doanh nghiệp thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam (không phân biệt mức doanh thu): áp dụng mức thuế suất 20%.
- Tất cả các doanh nghiệp hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam: áp dụng mức thuế suất dao động trong khoảng 32 đến 50% – căn cứ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ với từ dự án, doanh nghiệp cụ thể.
- Doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác mỏ tài nguyên quý hiếm: áp dụng thuế suất 50%.
- Trường hợp mỏ tài nguyên quý hiếm có 70% diện tích nằm ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế: áp dụng thuế suất 40%.
Một số đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp
Đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp là gì, có gì khác biệt với những loại thuế khác mà doanh nghiệp phải nộp hằng năm? Có thể tóm gọn những đặc điểm của thuế TNDN như sau:
– Là thuế trực thu (thuế thu trực tiếp)
– Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% trừ một số trường hợp đặc biệt
– Tính thuế theo cách lũy tiến
– Thuế phụ thuộc vào lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu trong năm doanh nghiệp thua lỗ thì không cần nộp thuế
Như vậy, đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp khá giống với đa số các loại thuế trực thu khác. Đóng vai trò rất lớn trong việc củng cố ngân sách nhà nước và tái cơ cấu nguồn vốn trong nền kinh tế.
Các bước tính thuế TNDN
Về lý thuyết thuế TNDN được tính theo các bước sau:
Bước 1: Tính doanh thu trong kỳ tính thuế, chi phí được trừ, các khoản thu nhập khác
Bước 2: Tính thu nhập chịu thuế theo công thức
Bước 3: Tính thu nhập được miễn thuế, các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định
Bước 4: Tính thu nhập tính thuế TNDN theo công thức
Bước 5: Tính tính thuế TNDN phải nộp theo công thức
Lưu ý: Trên đây chỉ là quy trình tính thuế TNDN theo quy định của pháp luật, trên thực tế kế toán nhập dữ liệu trên phần mềm mà doanh nghiệp đang sử dụng và gửi cho cơ quan thuế sẽ cần nhiều thao tác phức tạp hơn.
Thời hạn khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Căn cứ Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019, thời hạn khai, nộp và quyết toán thuế TNDN như sau:
– Thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính hàng quý: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
– Thời hạn nộp sơ quyết toán thuế năm: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.