Bảo hiểm thất nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động khi họ không có việc làm. Tuy nhiên, thực tế vẫn có nhiều trường hợp công ty chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người lao động. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về mức phạt khi công ty chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời đưa ra một số giải pháp để hạn chế tình trạng này xảy ra.
Mục lục
Mức xử phạt hành vi chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động?
Căn cứ khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
…
5. Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;
c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng;
d) Chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.
…
Như vậy, người sử dụng lao động khi có hành vi chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thì bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 12% đến 15% số tiền phải đóng bảo hiểm thất nghiệp nhưng không quá 75 triệu đồng.
Đối với công ty là tổ chức thì mức phạt sẽ gấp đôi so với cá nhân. Sẽ bị phạt tiền từ 24% đến 30% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng.
Tiền lãi chậm đóng tiền bảo hiểm thất nghiệp mà công ty phải chịu là bao nhiêu?
Việc thu tiền lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo khoản 3 Điều 6 Quyết định 60/2015/QĐ-TTg như sau:
– Trường hợp chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm thất nghiệp từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng;
– Trong thời hạn 15 ngày đầu của tháng 01 hằng năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải có văn bản thông báo mức lãi suất bình quân theo tháng trên cơ sở mức lãi suất bình quân quy định trên gửi cơ quan bảo hiểm xã hội trực thuộc, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an để thống nhất thực hiện.
Người lao động có thể theo dõi việc đóng bảo hiểm thất nghiệp thông qua đâu?
Căn cứ tại Điều 13 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định:
Hồ sơ theo dõi việc đóng, hưởng bảo hiểm thất nghiệp
1. Hồ sơ theo dõi việc đóng, hưởng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động theo quy định tại Nghị định này là sổ bảo hiểm xã hội.
2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành mẫu sổ bảo hiểm xã hội.
Theo đó, người lao động có thể theo dõi việc đóng bảo hiểm thất nghiệp của mình thông qua sổ bảo hiểm xã hội.