Không báo cáo tài chính có bị phạt không?

không báo cáo tài chính có bị phạt

Báo cáo tài chính là một tài liệu quan trọng, cung cấp thông tin về tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Việc nộp báo cáo tài chính đúng hạn và đầy đủ là nghĩa vụ của tất cả các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp doanh nghiệp không thực hiện đúng nghĩa vụ này. Vậy, không báo cáo tài chính có bị phạt không?

Doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính khi nào?

3 thông tin quan trọng về kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp

Báo cáo tài chính là một tài liệu quá quen thuộc với các doanh nghiệp. Hầu hết các đơn vị kinh doanh đều cần nộp báo cáo tài chính hằng năm.

Trong đó, kỳ kế toán năm được tính là năm dương lịch, tương ứng là 12 tháng tròn sau khi doanh nghiệp thông báo cho cơ quan thuế có thẩm quyền.

Chỉ một số ít trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp được cho phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Do đó, việc lập báo cáo tài chính một kỳ kế toán năm đầu tiên hay kỳ kế toán năm cuối cùng đôi lúc sẽ dài, hoặc ngắn hơn con số 12 tháng. Tuy nhiên không vượt quá 15 tháng.

Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ là kỳ báo cáo mỗi quý của năm tài chính. Còn kỳ lập báo cáo tài chính khác như tuần, tháng được thực hiện theo yêu cầu của pháp luật, chủ sở hữu, công ty mẹ.

Riêng đối với những đơn vị kế toán hợp nhất, sát nhật, bị chia tách, giải thể, phá sản, hay chuyển đổi hình thức sở hữu phải lập báo cáo tài chính tại thời điểm diễn ra sự kiện đó.

Không nộp báo cáo tài chính doanh nghiệp bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo điểm a khoản 4 Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về việc xử phạt hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính như sau:

Xử phạt hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, d khoản 2 Điều này.

Như vậy, doanh nghiệp không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Lưu ý: Mức phạt tiền như trên là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Đối với cá nhân vi phạm bị phạt tiền 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng (tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP).

Thời hạn nộp Thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh báo cáo tài chính được nộp chung trong bộ BCTC và thời hạn nộp như sau:

Đối với doanh nghiệp nhà nước

  • Thời hạn nộp BCTC quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày;
  • Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm: chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày;

Đối với các loại doanh nghiệp khác

  • Với doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh: phải nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm;
  • Với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp BCTC năm là 90 ngày;

Theo quy định tại điều 80 thông tư 133/2016/TT-BTC, tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng chế độ kế toán theo thông tư này thì phải lập và gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Nef Digital SEOON