Mặc dù không tham gia trực tiếp vào việc tạo ra doanh thu, vai trò của kế toán luôn được coi là không thể thiếu trong bất kỳ tổ chức kinh doanh nào. Như vậy, bạn đã bao giờ tự hỏi kế toán thực sự làm gì và nhiệm vụ của họ là gì chưa? Bài viết sau đây từ NewCA sẽ giải thích rõ hơn về vị trí và vai trò quan trọng của kế toán trong doanh nghiệp.
Mục lục
Tìm hiểu về ngành kế toán
Kế toán là nghề thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản và sự vận động của tài sản trong doanh nghiệp. Đối với một doanh nghiệp, kế toán có vai trò rất quan trọng. Trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phát sinh các hoạt động khác nhau, chủ yếu là các hoạt động về kinh tế – tài chính. Các hoạt động này sẽ được kế toán thu thập, ghi chép và xử lý thông tin liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Việc ghi chép và hệ thống hóa các hoạt động kinh tế, tài chính được kế toán thực hiện một cách đầy đủ, chính xác sẽ giúp các nhà quản lý nắm bắt kịp thời tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các chính sách, kế hoạch quản trị phù hợp. Bên cạnh đó, các công việc của kế toán cũng giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định kịp thời và đúng đắn cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, kế toán được chia thành 02 loại như sau:
- Kế toán doanh nghiệp: là kế toán ở các doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu chính là kinh doanh sinh lời.
- Kế toán công: là kế toán tại những đơn vị hoạt động không vì mục đích kinh doanh sinh lời, chẳng hạn như các tổ chức từ thiện xã hội, các tổ chức Nhà nước,…
Một số khái niệm trong ngành kế toán được quy định tại Luật Kế toán 2015
Tại Điều 3 Luật Kế toán 2015 đã giải thích một số thuật ngữ trong ngành kế toán như sau:
8. Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
9. Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán.
10. Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.
11. Kế toán viên hành nghề là người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán theo quy định của Luật này.
12. Kiểm tra kế toán là việc xem xét, đánh giá tuân thủ pháp luật về kế toán, sự trung thực, chính xác của thông tin, số liệu kế toán.
13. Kinh doanh dịch vụ kế toán là việc cung cấp dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng, lập báo cáo tài chính, tư vấn kế toán và các công việc khác thuộc nội dung công tác kế toán theo quy định của Luật này cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
14. Kỳ kế toán là khoảng thời gian xác định từ thời điểm đơn vị kế toán bắt đầu ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc việc ghi sổ kế toán, khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính.
Nhiệm vụ của kế toán
Nhiệm vụ của kế toán được quy định tại Điều 4 Luật kế toán 2015 như sau:
Điều 4. Nhiệm vụ kế toán
1. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
2. Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
3. Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
4. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
Với chức năng phản ánh và kiểm tra, cung cấp thông tin toàn bộ các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, kết hợp với quy định trên, bạn có thể nêu ra các nhiệm vụ cơ bản của kế toán bao gồm:
- Thu nhập xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
- Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn; quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) và tình hình sử dụng kinh phí (nếu có) của đơn vị.
- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi phí tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
- Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động SXKD, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế, tài chính phục vụ công tác lập và theo dõi thực hiện kế hoạch phục vụ công tác thống kê và thông tin kinh tế.
Những công việc kế toán cần làm
Công việc đầu năm mà kế toán thuế cần phải làm
- Kê khai và nộp tiền thuế môn bài đầu năm.
- Hạn nộp tiền thuế môn bài là ngày 31/1.
- Nếu là công ty mới thành lập thì nộp tờ khai và thuế môn bài trong vòng 30 ngày, kể từ khi có giấy phép Kinh doanh.
- Nếu công ty có thay đổi về vốn, thì thời hạn cuối cùng nộp tờ khai thuế môn bài là 31/12 năm có thay đổi
- Nộp tờ khai thuế GTGT, TNCN tháng 12 hoặc quý IV của năm trước. Nếu kê khai theo tháng thì hạn nộp là 20/1. Nếu theo quý thì là 30/1
- Nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý IV năm trước liền kề
- Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý IV năm trước liền kề
- Nộp Báo cáo tài chính, Quyết toán thuế TNDN, Quyết toán thuế TNCN của năm trước liền kề: Thời hạn nộp là 31/3
Công việc hằng ngày phải làm
- Ghi chép, thu thập, xử lý và lưu trữ các hoá đơn, chứng từ kế toán:
- Khi DN có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế như mua bán hàng hóa,… Thì công việc của kế toán là phải thu thập tất cả các hóa đơn chứng từ có liên quan (đầu ra, đầu vào) để làm căn cứ cho việc kê khai thuế và hạch toán.
- Sau khi đã tập được các hóa đơn chứng từ liên quan thì kế toán thuế phải tiền hành xử lý và kiểm tra xem hóa đơn hợp pháp không, có hợp lệ, hợp lý hay không
- Trường hợp nếu phát hiện hóa đơn GTGT viết sai, hóa đơn bất hợp pháp, kế toán phải xử lý ngay theo quy định của Thông tư 39/2014/TT-BTC và các văn bản pháp luật liên quan
- Lập phiếu thu, phiếu chi, lập hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho… cần thiết trong ngày
- Vào sổ quỹ, sổ tiển gửi, và các sổ sách cần thiết khác
Lưu ý: Những chứng từ không dùng ghi sổ, hạch toán được lưu giữ 5 năm
- Những chứng từ để ghi sổ, hạch toán được lưu giữ 10 năm
- Những chứng từ, hồ sơ đặc biệt quan trọng tu trữ vĩnh viễn
Công việc hàng tháng
- Lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng (Nếu DN kê khai thuế GTGT theo tháng).
- Đối với những hóa đơn đầu ra thì tháng nào có phát sinh phải kê vào tháng đó. Kể từ ngày 1/1/2014 những hóa đơn đầu vào không bị khống chế thời gian kê khai, nhưng phải khai trước khi Cơ quan thuế có quyết định thanh kiểm tra
- Lập tờ khai thuế TNCN theo tháng (Nếu DN kê khai thuế GTGT theo tháng, và có số thuế TNCN được phải nộp trong tháng).
- Lập tờ khai các loại thuế khác nếu có
- Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng (Đối với những DN mới thành lập dưới 12 tháng).
- Hạn nộp tờ khai là ngày 20 của tháng liền kề
- Tính giá hàng tồn kho, giá vốn hàng bán
- Tính lương, bảo hiểm, các khoản phụ cấp khác cho người lao động
- Tính khấu hao TSCĐ, tính phân bổ công cụ dụng cụ
Lưu ý: Nếu trong tháng có phát sinh số tiền thuế phải nộp thì hạn nộp tờ khai cũng là hạn nộp tiền thuế
Công việc hàng quý
- Lập tờ khai thuế GTGT theo quý (Nếu DN bạn kê khai thuế GTGT theo quý)
- Lập tờ khai thuế Tạm tính Thuế TNDN theo Quý.
- Lập Báo cáo tình hình sử dụng Hoá đơn theo Quý.
- Lập tờ khai thuế TNCN theo quý (Nếu DN kê khai theo quý).
- Hạn nộp các tờ khai trên là ngày 30 của tháng đầu tiên quý sau liền kề.
Công việc cuối năm
- Cuối năm bạn nhớ làm báo cáo thuế cho tháng cuối năm và báo cáo thuế quý 4 .
- Lập báo cáo quyết toán thuế TNCN năm
- Lập báo cáo Quyết toán thuế TNDN năm
- Kiểm kê quỹ, kiểm kê kho hàng và tài sản, đối chiếu công nợ
- Lên sổ kế toán, đối chiếu sổ chi tiết và số tổng hợp
- Lập Báo cáo tài chính năm gồm: Bảng Cân đối Kế toán. Báo cáo – Kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ.
- Thuyết minh Báo cáo Tài chính. Bảng Cân đối số phát sinh Tài khoản.
- In sổ sách, chứng từ kế toán và trình ký các sổ sách chứng từ đó
- Lưu trữ các chứng từ và số sách
Các công cụ phần mềm hỗ trợ kế toán hiện nay?
Phần mềm hỗ trợ kế toán là công cụ hỗ trợ thực hiện các nghiệp vụ kế toán một cách nhanh chóng, thuận tiện, giảm thiểu sai sót so với việc thực hiện thao tác thủ công. Một số loại phần mềm hỗ trợ kế toán thông dụng hiện nay là:
Phần mềm bảng tính Excel: Đây là một phần mềm miễn phí hỗ trợ kế toán thực hiện một số việc như: quản lý xuất nhập tồn kho với báo cáo tự động tính toán, cập nhật chi phí bán hàng, chi phí quản lý, báo cáo doanh thu hàng bán, xác định lợi nhuận gộp từng mặt hàng,…
Phần mềm kế toán trực tuyến: Phần mềm kế toán là “bộ chương trình dùng để tự động xử lý các thông tin kế toán trên máy vi tính, bắt đầu từ khâu nhập chứng từ gốc, phân loại chứng từ, xử lý thông tin trên các chứng từ theo quy trình của chế độ kế toán đến khâu in ra sổ kế toán và báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị”. – Thông tư số 103/2005/TT-BTC
Với nhiều tính năng tiện lợi và khả năng xử lý nghiệp vụ nhanh chóng, phần mềm kế toán trực tuyến là giải pháp công nghệ được nhiều đơn vị kế toán lựa chọn sử dụng hiện nay.
CyberBook là phần mềm kế toán trực tuyến được cung cấp bởi Công ty Cổ phần CyberLotus – đối tác tin cậy trong lĩnh vực cung cấp giải pháp công nghệ số tại Việt Nam hiện nay.
Được nghiên cứu và phát triển dựa trên nền tảng tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về phần mềm kế toán, CyberBook đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn áp dụng tại các đơn vị kế toán trên thị trường.
Đăng ký ngay tại đây để được tư vấn chi tiết về phần mềm kế toán CyberBook.
Phần mềm hóa đơn điện tử: Phần mềm quản lý hóa đơn điện tử gồm giải pháp xuất hóa đơn điện tử đầu ra và giải pháp quản lý hóa đơn điện tử đầu vào, là phần mềm hỗ trợ kế toán bán hàng xuất hóa đơn điện tử; đồng thời quản lý, nhập liệu và truy xuất tất cả những thông tin về hóa đơn, bao gồm: tên sản phẩm, mã sản phẩm, số lượng, khối lượng, các thành phần, đơn giá, tổng giá….
Dịch vụ hóa đơn điện tử NewCA giúp tích hợp dịch vụ hóa đơn điện tử vào hoạt động kinh doanh không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, mà còn tăng tính hiệu quả và sự linh hoạt trong quản lý hóa đơn của doanh nghiệp.
Kết luận
Hy vọng rằng bài viết trên đây đã phần nào giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về công việc của một kế toán trong tổ chức, doanh nghiệp. Mong rằng bài viết hữu ích với bạn. Theo dõi thêm nhiều bài viết cùng chủ đề trên trang tin tức của NewCA nhé!